Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Dinh dưỡngThứ Bảy, 04/03/2023 15:48:00 +07:00
(VTC News) -

Nhiều người vẫn hay tận dụng lá cây đinh lăng đun nước uống, vậy thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Từ lâu cây đinh lăng được ví là loại "nhân sâm dành cho người nghèo". Nhiều người vẫn thường tận dụng lá đinh lăng đun nước uống hàng ngày. Tuy nhiên thân cây đinh lăng nấu nước uống được không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, hãy tìm giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không? - 1

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không là băn khoăn của nhiều người.

Tổng quan về cây đinh lăng

Đinh lăng, cây nhỏ có thân nhẵn, ít phân nhánh, tán lá xanh tốt quanh năm.

Lá cây đinh lăng kép lông chim, mọc so le, lá chét khía răng nhọn, đôi khi chia thùy, gốc có bẹ to, vò ra có mùi thơm nhẹ. Cụm hoa mọc thành chùy ngắn gồm nhiều tán ở ngọn thân; hoa nhỏ màu lục nhạt hoặc trắng xám, đài và tràng có 5 thùy, nhị 5. Quả đinh lăng dẹt, hình trứng.

Đinh lăng rất phong phú về chủng loại: Đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng, đinh lăng trổ hay đinh lăng viền bạc. Các loài này đều không được sử dụng làm thuốc như đinh lăng lá nhỏ.

Trên thế giới, đinh lăng phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, kể cả một số đảo ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, đinh lăng là cây trồng từ lâu đời và phổ biến để làm cảnh và làm thuốc.

Để làm thuốc, rễ đinh lăng thu về ở những cây đã trồng được từ 3 năm trở lên, lúc này rễ mềm và cây chứa nhiều hoạt chất.

Rũ hết đất cát, cắt bỏ phần gốc thân, rửa sạch. Đối với rễ chính (rễ to), dùng dao sắc tách lấy vỏ rễ, bỏ phần gỗ. Rễ phụ (rễ con) thì dùng cả. Đem thái mỏng, phơi khô hoặc sấy lửa nhẹ để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất của dược liệu.

Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng sao qua, rồi tẩm mật ong, sao thơm. Còn dùng thân cành và lá, thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi, sấy khô.

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Như chúng ta biết, rễ và lá đinh lăng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng phần thân cây cũng có thể dùng làm thuốc. Thân cây đinh lăng mặc dù có lượng dược chất ít hơn nhưng vẫn có nhiều công dụng với sức khỏe khi kết hợp với các dược liệu khác như cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây…

Cách làm: Dùng 20 – 30g thân cây đinh lăng đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Lưu ý, mặc dù không thể phủ nhận những tác dụng cây đinh lăng đem lại cho sức khỏe là rất tốt nhưng trước khi sử dụng loại dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng đúng cách.

Dù các bài thuốc từ đinh lăng đều an toàn và dễ thực hiện nhưng nếu sử dụng liều quá cao, thành phần saponin trong dược liệu này có thể gây chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi,…Đặc biệt bạn không sử dụng cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ bị sảy thai.

Như vậy bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?" rồi chứ?

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn