Thâm nhập "cà phê võng - mây mưa" ngoại thành Hà Nội

Thời sựThứ Hai, 28/11/2011 12:05:00 +07:00

Ả nũng nịu: “Sao thế anh? Nằm xuống, cởi áo ra em đấm lưng cho". Ả xoa xoa vào lưng khách rồi lại rên rỉ: “Nhanh lên anh, nhỡ có khách đang chờ em đấy".

Thỉnh thoảng có tiếng xe máy rồ ga, nháy đèn sáng lóa đậu trước cửa quán, khách suồng sã sà vào tìm võng, tiếng giày nện xuống nền xi măng cộp cộp liên hồi. Như thường lệ, khách vào thì các ả - những người đẹp miền Tây đúng như biển hiệu lại đon đả ra chào mời, gọi đồ uống.

Gian ngoài là “ổ” võng…

Từ trung tâm Hà Nội, cứ chạy thẳng tít theo quốc lộ 32 đến thị xã Sơn Tây rồi quặt hướng Xuân Mai 10km nữa là đến điểm hẹn “Cà phê võng miền Tây”.

Nghe phong thanh đâu, quán cà phê này cũng có tiếng tăm ở đây từ lâu rồi. Chẳng thế mà lúc trước tôi và anh bạn sợ lạc đường, may vớ được mấy “huynh” thạo chơi đang rồ ga trong thị xã, chỉ mới hỏi: “Anh có biết ở Sơn Tây có quán võng nào không?” đã ngay lập tức được chỉ đến tường tận: “Chú ngược lại đi, 10 cây nữa, trên đó có một quán võng của mấy em miền Tây đấy, phục vụ chu đáo lắm!”.

Từ trung tâm Hà Nội, cứ chạy thẳng tít theo quốc lộ 32 đến thị xã Sơn Tây rồi quặt hướng Xuân Mai 10km nữa là đến điểm hẹn “Cà phê võng miền Tây”.
Đến nơi cũng là lúc trời nhập nhoạng tối, quán võng nằm ngay ven đường, hắt ra mấy thứ ánh sáng lờ mờ xanh đỏ qua khe hở của tấm rèm cửa. Gọi là cà phê võng, quả đúng thật bên trong là “thiên la địa… võng”, toàn võng là võng.

Võng mắc chi chít, nhằng nhịt trông đến nhếch nhác xung quanh mấy tấm cọc sắt chôn dưới nền xi măng. Một gian nhà dựng lên sơ sài bằng phên nứa và lá cọ, lụp xụp, vài mảnh rèm lua tua buông tứ phía, bố trí sáu bàn gỗ kê sát với nhau, mỗi bàn được mắc bốn cái võng để cho khách vừa nằm, vừa uống.

Lờ mờ dưới ánh điện, la liệt võng hiện ra như ổ nhền nhện, người ngồi, người nằm lả lướt trên võng.

Đường xa cũng đã mỏi lưng, tôi vơ tạm một cái đặt lưng xuống cho đỡ mệt. Ngay lập tức có một giọng nói ngọt ngào đặc sệt chất miền Tây rót vào bên tai: “Anh uống gì, em phục vụ nghen”.

Ngẩng lên, thấy một “người đẹp miệt vườn” mặc áo hai dây ngắn cũn cỡn, son môi lòe loẹt đứng ở đầu cánh võng mà đột nhiên cứ giật mình thon thót.

Khách ậm ừ: “Thì cà phê đi” cho xong rồi lại nằm xuống, căng mắt để quan sát những cánh võng ở bên cạnh xem có động tĩnh gì không. Một đôi trai gái đong đưa nằm võng, vừa nằm vừa tâm tình, có ai dám bảo đây không phải là thú vui thư giãn lí tưởng ngỡ như chỉ ở miệt vườn mới có.

Xen giữa tiếng nhạc dìu dặt tạo không gian cho khách đong đưa nằm lắc võng, thỉnh thoảng lại có mấy câu tục tĩu văng ra từ “ổ võng” phía trong của mấy gã thanh niên đầu xanh đầu đỏ, trong người đã nhừa nhựa rượu.

Thỉnh thoảng có tiếng xe máy rồ ga, nháy đèn sáng lóa đậu trước cửa quán, khách suồng sã sà vào tìm võng, tiếng giày nện xuống nền xi măng cộp cộp liên hồi. Như thường lệ, khách vào thì các ả - những người đẹp miền Tây đúng như biển hiệu lại đon đả ra chào mời, gọi đồ uống.

Có 4, 5 ả lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ, thấy khách quen thì trách móc nũng nịu: “Sao lâu lắm rồi hôm nay mới thấy đến quán em. Anh đi đâu mà biến mất luôn vậy”, thấy khách lạ thì càng rối rít, rót vào tai những lời có cánh: “Vào uống cà phê đưa võng thư giãn đi anh”.

Hình như tối nay, tôi và anh bạn trở thành vị khách quí, những con mồi tự cất công từ xa tìm đến “ổ” võng nên từ khi bước chân vào quán đến lúc đặt lưng lên cánh võng đã được các người đẹp miệt vườn ưu ái dành cho ánh mắt đong đưa như đang háo hức chờ đợi một điều gì đó.

Gian trong là “ổ” phòng…

Nhấp ngụm cà phê đen đặc, đứng dậy, tôi đánh bạo bước vào bên trong hỏi chị chủ quán: “Ở đây chỉ có cà phê thôi à! Có dịch vụ thư giãn gì nữa không bà chị?”. Như nói đúng cái điều mà mấy ả chờ đợi, bà chị đã vội vàng đáp lại cũng bằng cái giọng miền Tây ngọt sớt: “Tẩm quất, massage, gội đầu … có hết. Chỉ 60 ngàn một lượt. Quán chị toàn các em miền Tây, cưng chiều khách hết mực”.

Chưa kịp nói dứt lời, bà chị đã vẫy tay, gọi em út ra tiếp khách, dẫn tôi vào tít dãy phòng bên trong để thư giãn. Hơn 10 phòng dài dằng dặc, lụp xụp, chen nhau xếp ngay sau gian võng bên ngoài, là bãi đáp không nơi nào có thể lí tưởng hơn cho những vị khách có thú vui tìm cảm giác mới lạ miền Tây tìm đến.

Căn phòng vẻn vẹn gần chục m2, chỉ kê duy nhất một cái giường, trên tường treo lủng lẳng mấy cái áo hai dây. Bước vào đã thấy ngầy ngậy mùi, pha lẫn mùi của thứ nước hoa xịt phòng rẻ tiền khiến tôi cảm thấy ngột thở.

Ả nũng nịu: “Sao thế anh? Nằm xuống, cởi áo ra em đấm lưng cho, lỡ bà chủ biết không làm vừa lòng khách thì tụi em chỉ còn đường chết”. Ả xoa xoa vào lưng khách rồi lại rên rỉ thúc giục: “Nhanh lên anh, nhỡ có khách đang chờ em đấy”.

Được một lúc, khách thả giọng khiêu khích để chờ xem ả nói gì: “Ơ, tẩm quất miền Tây chỉ có đấm lưng thôi à”. Ả cúi xuống, cố tình để lộ ra bộ ngực sau chiếc áo hai dây vốn đã trễ trãi: “Đấm ngồi, đấm nằm, đấm nghiêng, đấm ngửa gì em cũng chiều hết. Miễn sao anh có tiền boa cho em là được”.

Khi khách buông lơi thì ả bảo: “Quán em lành mạnh thôi, không có chuyện bậy bạ ấy đâu".

Nhưng nhiều khách kể lại, nói thì thế, tuy nhiên nếu ai muốn overnight thì các em đều ok. Tiền nhà nghỉ nhân viện chịu, khách mất 500 ngàn.

Đến lúc này, những âm thanh từ căn phòng bên cạnh dội sang. Tiếng đấm lưng thùm thụp, tiếng vị khách say rượu lúc lè nhè, lúc hả hê rên rỉ, tiếng em út nũng nịu vòi tiền… cứ lẫn lộn vào nhau không lúc nào dứt...

Ra võng nằm chờ anh bạn, chốc chốc lại có tiếng xe máy rồ ga chui tọt vào quán, mấy gã thanh niên đã nhừa nhựa rượu, không thấy gọi cà phê mà nằm vật ra võng, chờ đến lượt.

Nhìn qua phên nứa của gian võng lụp xụp, mấy nhà nghỉ bên cạnh cũng đang đỏ đèn chẳng kém cạnh gì quán café võng đong đưa.

Hà Nội bây giờ nhan nhản nhưng quán cà phê chuồng, cà phê kiêm tẩm quất massage mọc lên nhưng khách xa vẫn cất công tìm đến “cà phê võng miền Tây” ngoại thành để được “thư giãn” cùng các em gái “miệt vườn”.

Cứ tưởng, khách đến chỉ đơn thuần uống cà phê nằm lắc võng không thôi, nhưng có ai ngờ ở đó âm thầm vẫn có người mua kẻ bán, có những cuộc “ngã giá” đến chóng vánh, có những em gái “miệt vườn” luôn sẵn lòng chiều khách “mây mưa” đến tàn canh.

Theo Anh Tuấn (Vietnamnet)
Bình luận
vtcnews.vn