Thảm họa không vận trẻ em Việt Nam sang Mỹ: Hai trẻ sinh đôi sống sót kỳ diệu

Thế giớiChủ Nhật, 05/04/2015 03:30:00 +07:00

Landon Carnie, một trong những đứa trẻ may mắn sống sót trong thảm kịch máy bay C-5 quyết định trở về Việt Nam sinh sống và làm việc.

(VTC News) - Landon Carnie, một trong những đứa trẻ may mắn sống sót trong thảm kịch máy bay C-5 quyết định trở về Việt Nam sinh sống và làm việc.

Landon Carnie và người chị song sinh của anh, Lorie, là hai trong số những những đứa trẻ được cho là đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay C-5 tham gia ‘Chiến dịch không vận trẻ em’ chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Landon tìm về nơi mà anh và người chị gái của mình đã nằm suốt hơn 24 tiếng đồng hồ trước khi được tìm thấy 
Nhưng hơn một ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra, trong những mảnh vỡ và thi thể nạn nhân vụ tai nạn nằm trên cánh đồng ở vùng nông thôn, người ta tìm thấy hai em bé song sinh 17 tháng tuổi sợ hãi nằm gần nhau giữa ruộng lúa. Và sau đó hai đứa trẻ được một cặp vợ chồng ở Mỹ nhận nuôi.

Giờ đây, Landon đã 41 tuổi. Anh trở về nơi thăm vùng đất từng xảy ra cảnh tượng kinh hoàng khi chiếc phi cơ C-5 lao xuống, cướp đi sinh mạng của 78 trẻ em và 50 người lớn ngày 4/4/1975.

Theo Daily Mail, ban đầu Landan và chị gái song sinh của anh được đặt cạnh nhau trong khoang chở hàng, vị trí mà có thể họ đã chết khi máy bay rơi. Nhưng sau đó một y tá đã chuyển họ lên tầng trên của máy bay ngay sau khi máy bay cất cánh.

“Hai chúng tôi được đặt ở cùng một ghế. Chúng tôi được tìm thấy một ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra. Lúc đó cả hai nằm cùng nhau giữa một ruộng lúa và một bác nông dân đã tìm thấy chúng tôi”, Landon nhớ lại.

Video: Những điều chưa biết về 'Chiến dịch không vận trẻ em' năm 1975


“Bố mẹ, nhận nuôi chúng tôi ở Mỹ, nhận được điện báo rằng chúng tôi đã chết vì họ không tìm thấy chúng tôi”, Landon kể.

Tất cả giấy tờ về bố mẹ, ngày sinh, nơi sinh của những đứa trẻ đều không còn sau khi chiếc máy bay đầu tiên trong chiến dịch Babylift gặp nạn.

Sau khi đến Mỹ, Landon và chị ở cùng với một gia đình tại bang California cho đến khi anh quyết đinh trở về quê hương, Daily Mail trích dẫn thông tin từ một tài liệu được công bố trên kênh truyền hình American TV đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ‘Chiến dịch không vận trẻ em’ năm 2000.

Hai năm sau, tức năm 2002, anh về Mỹ thăm mẹ nuôi và lại quay trở về Việt Nam sinh sống. Hiện Landon là giảng viên ngành truyền thông tại Đại học RMIT ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Landon và Lorie chỉ mới 17 tháng tuổi được tìm thấy giữa ruộng lúa sau vụ tai nạn máy bay C-5
Chị song sinh của Landon, Lorie cũng trở về Việt Nam năm 2005 nhưng gần đây họ mới tìm được địa điểm chính xác nơi xảy ra thảm kịch C5A.

Trong nỗi xúc động dâng trào, Landon tìm về nơi mà anh và người chị gái của mình đã nằm suốt hơn 24 tiếng đồng hồ trước khi được tìm thấy. Anh gặp gỡ những người dân làng và nhớ về những đứa trẻ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn ngày đó.

Dân làng nơi đây đã xây một ngôi miếu nhỏ để an ủi những đứa trẻ đã nằm lại ở đó. "Linh hồn bọn trẻ vẫn còn ở đây", một người dân nói.

Thảm kịch máy bay C -5 ngày 4/4/1975 đã cướp sinh mạng của 153 người, bao gồm 78 trẻ em.

Sau đó, hơn 3.000 trẻ em Việt Nam bị đưa đi trong chiến dịch Babylift. Trong đó khoảng 2000 trẻ em đến Mỹ và trở thành con nuôi trong các gia đình. Số còn lại được đưa đến Australia, Canada và châu Âu.

Landon nói mẹ đẻ anh qua đời sau khi sinh. Bố anh đưa hai chị em vào trại trẻ mồ côi vì không đủ điều kiện chăm sóc. Anh biết thị trấn nơi mình sinh ra nhưng không có cách nào để liên lạc với các thành viên trong gia đình.

Video: 'Chiến dịch không vận trẻ em năm 1975' - những điều chưa biết

Minh Lý(Theo Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn