Tế bào ung thư thoát hiểm như thế nào?

Sức khỏeThứ Bảy, 29/12/2012 08:00:00 +07:00

(VTC News) - Các nhà khoa học Canađa đã phát hiện được một nguyên nhân quan trọng khiến cho khối u vẫn tái phát sau hóa trị.

(VTC News) - Các nhà khoa học Canađa đã phát hiện được một nguyên nhân quan trọng khiến cho khối u vẫn tái phát sau hóa trị.

Theo tạp chí Science, bước đột phá quan trọng này chắc hẳn sẽ làm thay đổi phương thức nghiên cứu và trị liệu ung thư trong tương lai.

Tế bào ung thư vú 
Nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu ung thư Princess Margaret Hospital Cancer Research Center ở Toronto cho thấy, một vài tế bào điều khiển tăng trưởng khối u đã tránh được các loại thuốc hóa trị thường dùng bằng chế độ “ngủ”, rồi sẽ "thức dậy" sau khi kết thúc điều trị và tái kích hoạt bệnh.

Nhà di truyền học phân tử, nhà khoa học tế bào gốc nổi tiếng John Dick của University of Toronto, Canađa cho biết, những tế bào “ngủ” mới được phát hiện và những tế bào “tỉnh táo” điều khiển phát sinh các khối u nguyên phát có đột biến gen hoàn toàn như nhau.

ADN của một tế bào phát sinh đột biến gen khiến nó nhân lên một cách mất kiểm soát, chứng ung thư sẽ phát sinh. Ung thư tái phát sau khi hóa trị liệu là vì đột biến gen phát sinh tiếp sau đó sản sinh sức đề kháng để ứng phó lại với các thuốc ung thư nguyên phát.  

John Dick cho rằng, nhất định có một nhóm đột biến (gen) khác, một phổ đột biến khác, như vậy mới có thể giải thích được lý do tại sao các tế bào tái phát này lại sản sinh được tính nhờn thuốc trong hóa trị. 

Ông thông tin thêm, trên bề mặt, chúng có vẻ rất giống nhau hoặc cơ bản giống nhau về mặt di truyền học, nhưng dứt khoát phải có “thứ gì khác” đã điều khiển khả năng đề kháng với hóa trị. “Thứ gì khác” này chính là vi môi mà các tế bào ngủ trú ngụ trong khối u. 

Ngoài các tế bào ung thư ra, các khối u còn có chứa các mô bình thường của các mạch máu và hệ miễn dịch. Tế bào ung thư cũng rất gần với các tế bào bình thường và ảnh hưởng đến hành vi của chúng.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ lấy những vị trí mà các tế bào khối u ở vào và những tín hiệu mà tế bào nào là gần gũi nhất và có thể tiếp nhận như thế nào để làm trọng điểm nghiên cứu.

Trong một khối u, cứ vài ngàn tế bào chỉ có 1 tế bào thực sự có thể điều khiển sự phát triển của khối u. Phần lớn tác nhân điều khiển khối u rất nhạy cảm với hóa trị, vì phần nhiều thuốc dùng điều trị ung thư sẽ lấy các tế bào sinh sản với tốc độ bất thường làm mục tiêu.

Tuy nhiên, nếu như một vài tác nhân điều khiển khối u dạng tế bào gốc nào đó mà đang ở trạng thái ngủ, thì cũng ẩn tàng năng lực nhân lên rất nhanh của mình, thuốc sẽ bỏ qua chúng. Những tế bào ngủ này thực ra chính là thủ phạm gây ung thư tái phát. 

Dick cho biết, các nhà khoa học cần phải hiểu được đặc tính sinh học (không nhất thiết phải là đặc tính di truyền) của việc điều khiển ngủ, đồng thời tìm cách giết chết những tế bào “ủ bệnh” này, hoặc kiểm soát những nhân tố bên ngoài có thể đánh thức chúng.

Sự hiểu biết về những đặc tính phi di truyền này chắc hẳn sẽ dẫn đến sự xuất hiện thuốc chống ung thư thế hệ mới.   

Tâm Tâm

Bình luận
vtcnews.vn