Tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Việt Nam mạnh đến cỡ nào?

Thế giớiThứ Hai, 05/03/2018 07:20:00 +07:00

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, ngày 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam và cập cảng Đà Nẵng, đây là tàu sân bay thuộc lớp Nitmitz thuộc biên đội tàu sân bay số 1 của Hải quân Mỹ

Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) là tàu sân bay thứ 3 thuộc lớp Nitmitz, được đặt hàng vào tháng 4/1974, hoàn thành vào tháng 3/1980 và chính thức vào biên chế tháng 3/1982.

Tàu sân bay này đóng tại Căn cứ Không quân Hải quân North Island, bang California của Mỹ. Ngày 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson cùng tuần dương USS Lake Champlain hạm và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer tới thăm Việt Nam.

Tàu sân bay USS Carl Vinson có độ choán nước 101.300 tấn với chiều dài 333 m, được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W cung cấp năng lượng vận hành 4 tua-bin, với tổng công suất là 194 megawatt.

Tốc độ di chuyển tối đa của tàu là trên 30 hải lý, tương đươc 56 km/h với tầm hoạt động không giới hạn và USS Carl Vinson có thể hoạt động liên tục từ 20 đến 25 năm.

1000w_q95

Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70). (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Sức mạnh thật sự của các tàu sân bay thuộc lớp Nimitz, trong đó có tàu sân bay USS Carl Vinson không hẳn chỉ ở hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu, mà nằm ở phi đội máy bay gồm 130 chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet hoặc từ 80-95 chiến cơ các loại, thông thường có 64 chiến cơ được bố trí trên tàu.

Ngoài ra, tàu sân bay USS Carl Vinson có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân cho biên đội máy bay của mình.

Bản thân tàu sân bay USS Carl Vinson cũng được trang bị hệ thống phòng thủ, nhưng chỉ là hệ thống phòng thủ tầm ngắn và đóng vai trò lớp phòng thủ cuối cùng chống lại tên lửa và chiến cơ của đối phương.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Mk 57 Mod 3 Sea Sparrow, 2 tổ hợp tên lửa phòng không RIM-116 Rolling Airframe Missile và 3 tổ hợp pháo 20 mm Phalanx CIWS. Ngoài ra, trên tàu có các tổ hợp tác chiến điện tử AN/SLQ-32A(V)4 và mồi bẫy thủy lôi SLQ-25A Nixie.

1000w_q95 2

 Tiêm kích F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Ngoài ra, trên tàu sân bay USS Carl Vinson còn có hàng loạt hệ thống radar khác nhau, bao gồm radar tìm kiếm không trung AN/SPS-48E 3-D và AN/SPS-49(V)5 2-D, radar chỉ thị mục tiêu AN/SPQ-9B, radar điều khiển không lưu AN/SPN-46 và AN/SPN-43C air traffic control radar, radar hỗ trợ hạ cánh AN/SPN-41 landing aid radars, 4 hệ thống dẫn đường Mk 91 NSSM, 4 radar Mk 95.

Tàu sân bay USS Carl Vinson hoặc các tàu sân bay khác luôn được triển khai thành Biên đội Tấn công, biên đội này bao gồm nhiều chiến hạm khác nhau cùng với các tàu hậu cần để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên biển.

Video: Biên đội tàu sân bay số 1 của Hải quân Mỹ

Các chiến hạm khác trong biên đội tàu sân bay được trang bị các loại vũ khí cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác, ví dụ như tên lửa hành trình Tomahawk hoặc Hệ thống Tác chiến Aegis. Các chiến hạm này cũng làm nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay khỏi các cuộc tấn công của đối phương.

Biên đội tàu sân bay thông thường bao gồm 6 chiến hạm, bao gồm tuần dương hạm và khu trục hạm mang theo tên lửa dẫn đường, làm nhiệm vụ phòng không và chống ngầm; 1 hoặc 2 tàu ngầm tấn công; các tàu hậu cần chở theo đạn dược, dầu và các nhu yếu phẩm khác.

Cách thức bố trí biên đội cụ thể về số lượng và loại chiến hạm tùy thuộc vào nhiệm vụ mà biên đội tàu sân bay này phải đảm nhận.

Nguyễn Tiến
Bình luận
vtcnews.vn