Tận dụng phụ phẩm tôm nhờ ứng dụng KHCN

Sản phẩmThứ Tư, 03/10/2018 17:13:00 +07:00

Sáng ngày 3/10, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra hội thảo quốc tế “Công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam”.

Hội thảo do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KHCN) phối hợp với Sở KHCN TP. Cần Thơ; Công ty Cổ phần Việt Nam Food tổ chức.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ sự kiện Trình diễn Kết nối cung – cầu công nghệ quốc tế và Hội nghị về hoat động của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN năm 2018.

Tham dự hội thảo, có Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo và các đại biểu từ nhiều Bộ, ngành, viện, trường, doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trường Bộ KHCN Trần Văn Tùng cho biết: Ngành tôm hiện chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôm là một trong các sản phẩm của Việt Nam đang nằm trong top đầu thế giới. Sản phẩm tôm Việt Nam được thị trường đánh giá rất cao, với hai thị trường chủ lực là Mỹ là Nhật Bản. Đây là những thị trường rất khó tính về chất lượng thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản tươi sống.

phu pham nganh tom

 Toàn cảnh buổi hội thảo (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KHCN)

Gắn liền với dự tăng lên của sản lượng tôm là phụ phẩm. Năm 2017, phụ phẩm của tôm cả nước khoảng trên 320 nghìn tấn và dự kiến tới năm 2025 sẽ tăng thêm tới 60%. Đây có thể coi là một “mỏ vàng” của ngành tôm nếu được ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị tăng cao như chitin, chitosan, protein thủy phân… được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm chức năng, vật liệu sinh học, y tế, nông nghiệp…

Để giải quyết tổng thể bài toán về ngành tôm Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm đến công nghệ chế biến, chúng ta cần quan tâm đúng mức đến thị trường tiêu thụ, tăng cường mối liên kết giữa viện, trường, nhà khoa học với doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Theo đó, thông qua sự kiện này, hội thảo sẽ mở ra cơ hội quý báu để các nhà quản lý, doanh nghiệp đánh giá được hiện trạng sử dụng phụ phẩm tôm Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất về chính sách, giải pháp công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ phụ phẩm tôm.

Đồng thời, phân tích tiềm năng phát triển của ngành sản xuất phụ phẩm tôm tại Việt Nam qua góc nhìn của nhà quản lý, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp trong nước và quốc tế; cùng nhau thảo luận về các mô hình liên kết giữa nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, với mục tiêu đưa công nghệ thành lực lượng chủ lực hình thành và phát triển ngành phụ phẩm tôm tại Việt Nam.

Phan Minh
Bình luận
vtcnews.vn