Tầm quan trọng của bộ ba 'Cao, Lớn, Khỏe' với sự tăng trưởng tối ưu của trẻ

Sức khỏeThứ Tư, 03/07/2019 09:00:00 +07:00

Mẹ nào cũng ao ước con mình khỏe mạnh, tăng trưởng đạt chuẩn, thế nhưng, không ít mẹ lại đang mắc một sai lầm khi chỉ dựa trên cân nặng của trẻ để đánh giá cả quá trình tăng trưởng.

Điều này vô tình khiến trẻ dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe, cũng như lỡ mất sự phát triển toàn diện. Vậy, đâu là thước đo chuẩn xác nhất, giúp mẹ đánh giá đầy đủ về sự phát triển của con? Ba dấu hiệu “Cao - Lớn - Khỏe” chính là một khái niệm đang được sử dụng phổ biến trên thế giới mà mẹ có thể bắt đầu quan tâm hơn.

“Cao - Lớn - Khỏe”: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích mẹ đánh giá dựa trên cả 3 yếu tố

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng trưởng tốt không chỉ là “tăng cân” mà phải được đánh giá một cách toàn diện dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các chỉ số về chiều cao, tỷ lệ thích hợp giữa cân nặng và chiều cao dựa theo tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ, mức độ ăn ngon miệng, khả năng ăn đa dạng nhiều nhóm thực phẩm…

Rõ ràng, theo tiêu chuẩn này, bé “mũm mĩm” vẫn chưa thể xem là đạt mức tăng trưởng khỏe mạnh. Mẹ hãy ghi nhớ nằm lòng cả 3 tiêu chí cùng lúc: Chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch của con. Bộ 3 này cùng lúc đạt chuẩn, phát triển hoàn thiện thì trẻ mới được xem là đang ở đà tăng trưởng tối ưu.

1

 

Có thể mẹ sẽ thắc mắc: Tại sao phải giúp con phát triển cả 3 tiêu chí Cao - Lớn - Khỏe mới được xem là phát triển toàn diện?

Trước hết, về chiều cao, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết 5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao. Một em bé khỏe mạnh có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ.

Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Việt Nam hiện đang ở trong nhóm các quốc gia có chiều cao trung bình thấp hơn so với chuẩn thế giới. Do đó, việc mẹ hiểu rõ và chú trọng phát triển chiều cao cho con trong 5 năm đầu đời chính là nền tảng quan trọng giúp trẻ cải thiện tầm vóc, nâng cao sức khỏe, có được tương lai rộng mở về sau.

Về cân nặng, đây là một trong 3 yếu tố chính quyết định khả năng tăng trưởng của trẻ. Trẻ đạt cân nặng chuẩn (không thừa cân béo phì, cũng không gầy còm suy dinh dưỡng), có tỷ lệ phù hợp giữa chiều cao và cân nặng sẽ phát triển hài hòa, vóc dáng cân đối, thể chất khỏe mạnh.

Cuối cùng, yếu tố đáng quan tâm thứ 3 chính là hệ miễn dịch. Có một hệ miễn dịch khỏe ngay từ những năm đầu đời sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của bé và việc tiếp tục duy trì một hệ miễn dịch tốt cho những năm tháng về sau cũng quan trọng không kém khi bé bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh cho phép trẻ phát triển tốt hơn về mặt thể chất. Không chỉ thế, nhờ ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hoặc khi mắc bệnh cũng nhanh khỏi ốm, trẻ sẽ tự do khám phá thế giới, từ đó có cơ hội học hỏi nhiều hơn, giúp trẻ có một nền tảng phát triển toàn diện và nhiều cơ hội trong tương lai.

Vai trò của dinh dưỡng với sự tăng trưởng trong 5 năm đầu đời của trẻ

Bên cạnh việc hiểu rõ và chú trọng đến bộ 3 “Cao - Lớn - Khỏe”, mẹ cũng cần lưu ý thêm đến các mốc thời gian, để giúp sự phát triển của trẻ đạt tối ưu. Trong suốt cuộc đời, có một giai đoạn được gọi là giai đoạn vàng cho sự phát triển toàn diện, chỉ đến duy nhất một lần, đó chính là 5 năm đầu đời của trẻ.

Đây là khoảng thời gian quyết định đến 60% chiều cao của trẻ, là thời gian mẹ có thể xây dựng cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh để ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, đồng thời cũng là lúc trí não của trẻ phát triển với tốc độ vũ bão, thông qua quá trình trẻ vui chơi, học hỏi. Một em bé khỏe mạnh, năng động sẽ có một tương lai rộng mở hơn về sau.

2

 

Tiến sĩ Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition, đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy vai trò của dinh dưỡng để tối ưu hóa tăng trưởng và sức khỏe của trẻ. “Để đảm bảo sự tăng trưởng của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng. Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu có tác động lớn đến quá trình tăng cân, cao lớn và khỏe mạnh ở trẻ”, tiến sĩ Li Fei cho biết.

Trong khi đó, trẻ ở độ tuổi từ 1-5 lại rất thường xao nhãng với bữa ăn, vì nhiều lý do, trong đó có việc háo hức với mọi thứ xung quanh, mải chơi đến quên ăn, dễ gặp các giai đoạn biếng ăn do mọc răng, làm quen với việc đi học nhà trẻ, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc biếng ăn tâm lý khi muốn khẳng định “cái tôi” trong quá trình phát triển ở tuổi lên 3, lên 5… (mẹ càng ép bé càng không chịu ăn để làm trái ngược lại).

Cách nào để giúp con? Một trong những cách rất hiệu quả được các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất là nên bổ sung cho trẻ dinh dưỡng qua đường uống, như PediaSure chứa đầy đủ 37 dưỡng chất thiết yếu trong đó có vitamin A, B, D, kẽm, canxi, sắt, ma-giê, lysine, i-ốt… cho trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao, cân nặng và hệ miễn dịch. Đây là cách cung cấp cho trẻ một bữa ăn nhẹ đầy dinh dưỡng rất tiện lợi, kể cả trong những trường hợp như mẹ quá bận rộn không kịp chuẩn bị bữa ăn phụ cho trẻ, trẻ ăn ít trong bữa chính, trẻ cần bổ sung thêm dinh dưỡng khi đi học mẫu giáo…

Lợi ích đáng kể của việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống đã được chứng minh qua hơn 20 nghiên cứu lâm sàng, giúp tăng chiều cao và tăng cân, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm số ngày bị bệnh, cải thiện sự thèm ăn…

Điều này đã được chứng minh rõ rệt đối với tình trạng thấp còi của trẻ ngay tại Việt Nam qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott cùng sản phẩm Pediasure, được thực hiện đối với các bé từ 24 đến 48 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 6 tháng can thiệp, mức tăng cân trung bình ở trẻ được nghiên cứu là 1,8 kg và chiều cao là 4,8 cm; giảm thiếu máu, thiếu Albumin & kẽm sau can thiệp.

Chú trọng đến dinh dưỡng để giúp trẻ đạt tăng trưởng toàn diện giai đoạn đầu đời, đó chính là cách mẹ xây dựng cho con cả một tương lai rộng mở về sau.

Mỹ Dung
Bình luận
vtcnews.vn