Tại sao đại gia Ngoại hạng Anh luôn bị ép giá?

Thể thaoThứ Tư, 27/08/2014 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Thương vụ Di Maria với giá trị 59.7 triệu Bảng là trường hợp mới nhất chứng tỏ các đội bóng tại Premier League luôn bị ‘ép giá’ chuyển nhượng.

(VTC News) - Thương vụ Di Maria với giá trị 59.7 triệu Bảng là trường hợp mới nhất chứng tỏ các đội bóng tại Premier League luôn bị ‘ép giá’ chuyển nhượng. 

Có một nghịch lý với các đội bóng Premier League rằng, họ đã, đang phải bỏ ra nhiều tiền để mua cầu thủ hơn so với các đội bóng ở giải đấu khác tại châu Âu. Nói cách khác là dễ rơi vào cảnh bị “ép giá”. 
Những thống kê sau, tính đến hết này 25/8 của kì chuyển nhượng Hè năm nay, với 5 giải đấu hàng đầu châu Âu sẽ một phần minh chứng cho điều này: 
Premier League có 242 tân binh, mức giá trung bình 2.9 triệu Bảng/cầu thủ. 
La Liga có 274 tân binh, mức giá trung bình 1.4 triệu Bảng/cầu thủ. 
Bundesliga có 212 tân binh, mức giá trung bình 944 nghìn Bảng/cầu thủ. 
League 1 có 222 tân binh, mức giá trung bình 491 nghìn Bảng/cầu thủ.
Serie A có 845 tân binh, mức giá trung bình 271 nghìn Bảng/cầu thủ. 
Thóng kê hiệu số thu-chi của 5 giải đấu hàng đầu châu Âu
Thống kê hiệu số thu-chi của 5 giải đấu hàng đầu châu Âu 
Theo những con số trên mà các đội bóng Premier League đã bỏ ra tới hơn 711 triệu Bảng cho việc mua cầu thủ. Trong khi, tổng số tiền mà các đội bóng ở 4 giải đấu còn lại rơi vào khoảng 942 triệu Bảng. 
Vậy, tại sao mà các đội bóng Premier League phải bỏ ra nhiều tiền hơn các đội bóng châu Âu khác để mua cầu thủ? Và tại sao họ lại phải làm điều đó? 
Thị trường chuyển nhượng không có mặt bằng chung
Cựu HLV của Man Utd - Sir Alex Ferguson từng đại ý ám chỉ rằng, thị trường chuyển nhượng khắp thế giới cần thống nhất sử dụng chỉ một đồng tiền (Bảng Anh hoặc Euro), qua đó tạo nên mặt bằng chung, công bằng cho tất cả đội bóng. 
 
Nôm na rằng, một cầu thủ có giá 1 Euro thì giá trị sẽ là 1 Bảng chứ không phải khoảng 0.8 Bảng khi đã chuyển đổi tỉ giá tiền tệ.
 
Lý do mà “Ông già gân” có ý tưởng này là vì tỉ giá giữa Bảng Anh, Euro và cả đô la(dành cho những bản hợp đồng đến từ châu Mỹ) có sự chênh lệch, dẫn tới việc các đội bóng Anh gặp bất lợi khi đồng Bảng có giá trị cao nhất trong số 3 loại tiền trên, nhưng các đội bóng ngoài nước Anh lại cố tình phớt lờ việc hoán đội tiền tệ.  
Bản quyền truyền hình, sức hút truyền thông 
Doanh thu từ bản quyền truyền hình là miếng bánh béo bở nhất dành cho các đội bóng Premier League, nhất là khi nó được chia đều cho 20 đội bóng tham dự. Không chỉ vậy, nếu lấy việc Cardiff dù xuống hạng ở cuối mùa giải trước nhưng vẫn đút túi tới 60 triệu Bảng từ bản quyền truyền hình, gần gấp đôi con số 34 triệu Bảng của ĐKVĐ La Liga Atletico, thì đủ để thấy Premier League chẳng khác nào “mỏ vàng” của làng túc cầu thế giới. 
Chính vì lẽ này, hầu như mọi đội bóng ở Anh đều mơ ước hoặc đầu tư cho bằng mọi giá cho mục tiêu tham dự cũng như trụ lại Premier League. Và điều tất yếu dẫn tới là họ buộc phải tăng cường lực lượng ào ạt. 
Shane Long có đáng giá 15 triệu Bảng?
 Shane Long có đáng giá 15 triệu Bảng?
Mới đây, Southampton đã phải “hào phóng” bỏ ra 15 triệu Euro để chiêu mộ tiền đạo đã 27 tuổi nhưng vẫn vô danh và mới chỉ có 15 bàn thắng tại Premier League từ mùa giải 2012-13, Shane Long từ Hull City. Thương vụ này đã bị nhiều chuyên gia bóng đá châu Âu mỉa mai như sau:  
“Nếu Southampton trả 1 triệu Euro/bàn tại Premier League cho Shane Long thì họ nên mua Joselu, cầu thủ sinh năm 1990 đã ghi 14 bàn tại Bundesliga mùa trước, chỉ có giá 5 triệu Euro. Hoặc không, họ có thể tiếp tục hào phóng chi 25 triệu Euro để có nhà vô địch châu Âu - Mario Manduzkic”.
Valbuena vừa có kỳ World Cup thành công nhưng chỉ có giá 7.5 triệu Euro
 Valbuena vừa có kỳ World Cup thành công nhưng chỉ có giá 7.5 triệu Euro
Ngoài ra, truyền thông Anh cũng vốn được coi “lắm chuyện” nhất thế giới và có thói quen phóng đại sự thật. Bất cầu thủ nào ở Anh hoặc được đội bóng Anh để ý, dù chỉ mới dừng ở mức tài năng triển vọng cũng có thể lập tức vụt sáng thành “sao”. 
Cũng bởi thế nên Liverpool đã phải chi 30 triệu Euro để có Adam Lallana trong khi Dynamo Moscow chỉ phải chi 7.5 triệu Euro để có Mathieu Valbuena - vừa có kì World Cup thành công cùng tuyển Pháp. 
Hệ thống tuyển trạch kém
Trong một bài phỏng vấn trên Daily Mail, HLV Steve Bruce của Hull City thừa nhận, ông không thể biết được có những nhân tố triển vọng nào bên ngoài nước Anh khi hệ thống tuyển trạch viên hoạt động rất kém, và dường như chỉ có thể biết rõ được các tài năng trong nước - những cầu thủ luôn có thể trở thành “sao”, đi liền với việc dễ bị “ép giá” chuyển nhượng khi truyền thông để ý.
Trong khi, theo Steve Bruce, ngoài Arsene Wenger, nhiệm kỳ trung bình của các HLV tại Premier League chỉ khoảng 1 năm, quá ngắn để xây dựng đội hình hoàn chỉnh mà không dựa vào chuyển nhượng. 

Hoàng Tùng
Bình luận
vtcnews.vn