Tách bạch Y – Dược trên thế giới thực hiện thế nào?

Sức khỏeThứ Năm, 07/09/2017 07:41:00 +07:00

Đa phần các bác sĩ - chuyên gia của những nước như Đức, Mỹ, Hàn Quốc đều cho rằng, việc phân tách này là rất cần thiết.

Chia sẻ quan điểm về việc Y- Dược phân ly, tách ra để quản lý cho tốt, trong kỳ trước, Tiến sỹ Bùi Quang Tín, một chuyên gia ngân hàng bày tỏ, công tác quản lý dược phẩm hiện tại thực sự có vấn đề, nếu không nói là còn rất lỏng lẻo (điển hình như vụ VN Pharma vừa qua).

Những vấn đề liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc còn thiếu minh bạch, nặng về chỉ định. Ông cảm cảm thấy, dường như chuyện thắng thầu đối với các nhà thầu đã được sắp xếp.

mua-thuoc-0821 3

 Tách bạch Y - Dược là điều cấp thiết (Hình minh họa).

Còn chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng: "Tách Dược ra khỏi ngành Y là việc làm cấp thiết ngay bây giờ. Việt Nam giờ mới làm là quá muộn, vấn đề này ở trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu rồi”. 

Sự thực đúng như ông Nguyễn Trí Hiếu nói, hiện nay, việc phân tách giữa Y và Dược đối với nhiều nước trên thế giới không còn là điều mới mẻ gì. Đặc biệt là ở các nước như Đức, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước gần Việt Nam.

Nhiều chuyên gia của các quốc gia trên cũng có những đánh giá rất khách quan về việc có nên hay không nên tách bạch Y- Dược.

Ông Hellerstein – Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án Quận Phía Nam (Hoa Kỳ) nhận định rằng: "Ở các nước phát triển, việc phân chia tách bạch giữa Y và Dược không gây ảnh hưởng đến các bác sĩ, họ vẫn giữ vai trò then chốt trong việc lựa chọn thuốc nên từ đó tác động quan trọng về chi phí dược phẩm ".

Video: Buôn lậu dược phẩm lợi nhuận gấp 156 lần buôn ma túy

Cũng theo ông, việc bác sỹ chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn tới việc giá thuốc giữa các cơ sở bán thuốc không đồng giá.

Cùng quan điểm với ông Hellertein, có ý kiến cho rằng, sự ‘thông đồng’ giữa bệnh viện và các nhà thuốc ‘thân quen’ sẽ khiến các bệnh viện ngoại trú phải đóng cửa vì không có nguồn tiêu thụ thuốc. Do đó, sẽ ảnh hưởng tới lợi ích xã hội, mà những người chịu thiệt đầu tiên chính là bệnh nhân cần thuốc.

Những ưu đãi tài chính quá đà trong mối quan hệ bền chặt bởi khẩu hiệu "đôi bên có lợi" là nguyên nhân dẫn đến việc ra đưa quyết định lựa chọn nhà cung cấp thuốc của các bác sỹ.

Ngay từ những ngày đầu thực hiện chính sách "Y – Dược phân ly", Chính phủ Hoa Kỳ đã rất gắt gao trong vấn đề này, những cơ quan đầu ngành của họ đã theo dõi và thực thi rà soát kỹ lưỡng trong việc ngăn chặn sự thông đồng giữa các bác sỹ và các dược sỹ.

sto1448862932

"Y - Dược phân ly" giúp minh bạch nguồn thuốc hơn. (Hình minh họa)

Tại Hàn Quốc, chính sách Y - Dược tách biệt được ban hành sẽ dẫn tới việc cải cách, cơ cấu lại ngành Dược phẩm. Ngành công nghiệp đặc thù nhưng không thực sự hiệu quả này được cho rằng là vì lợi nhuận của các bác sỹ và nhà sản xuất hoặc người bán sỉ chứ không đặt chất lượng thuốc lên hàng đầu.

Trước thực trạng đó, Chính phủ nước này đang ngày càng quan tâm đến hiệu quả của công cuộc cải cách trên. Vì một khi Y - Dược không còn do cùng một bên quản lý thì khi kê đơn thuốc, các bác sỹ sẽ không phải chủ thể quyết định bệnh nhân sẽ phải dùng loại thuốc nào, được bán ở một nơi cố định nào. Vì thế, sẽ tránh được vấn đề về lợi ích nhóm.

Quan trọng hơn, khi áp dụng chính sách "Y- Dược phân ly" thì chắc chắn các nhà sản xuất thuốc kém chất lượng, thuốc giả sẽ không còn cơ hội tuồn bán thuốc ra thị trường. Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh, phát triển ngành dược phẩm.

Còn đối với Đức, một trong những đất nước đứng đầu thế giới về dược phẩm, sau khi áp dụng chính sách phân tách ngành Y ra khỏi ngành Dược thì hệ thống các chuỗi nhà thuốc đã tăng lên rất nhanh.

160424152326-01-intro-dangerous-painkillers-exlarge-169 4

 Dược phẩm cần được quản lý riêng biệt. (Hình minh họa)

Các hiệu thuốc tại Đức được chia thành hai loại: Hiệu thuốc bệnh viện và hiệu thuốc của cộng đồng. Nhà thuốc của bệnh viện chỉ có thuốc cho bệnh nhân nội trú ở bệnh viện, các hiệu thuốc cộng đồng cho bệnh nhân có phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện trong phòng khám ngoại trú của bác sĩ.

Các hiệu thuốc xã hội của Đức thường được thành lập bởi các hiệu thuốc tư nhân đăng ký dược sĩ, từ phòng khám tư nhân sau phòng khám ngoại trú hoặc bệnh viện để khám bác sĩ, kê đơn thuốc cho cộng đồng để mua thuốc.

Vì vậy, ở Đức, rất nhiều dược sỹ  xã hội là các đơn vị kinh doanh dược phẩm độc lập. Theo số liệu thống kê, việc phân phối các dược sĩ trong các hiệu thuốc của cộng đồng, chiếm hơn 82,0% tổng số dược sĩ Đức; và dược sĩ bệnh viện thì chỉ chiếm khoảng 3,1% tổng số dược sĩ được tuyển dụng.

Các nhân viên trong phân khoa dược cũng rất rõ ràng, đặc biệt đối với riêng lĩnh vực phân phối dược phẩm thì các nhân viên chỉ được phép bảo quản, bán ra các loại thuốc cho phép. Còn lại những vấn đề liên quan khác không được phép triển khai.

Ví dụ như việc chuẩn bị và thử nghiệm thuốc thì sẽ có các kỹ thuật viên của hiệu thuốc làm nhiệm vụ này. Việc phân chia rõ ràng ngay từ những cấp bậc thấp nhất trong ngành sẽ làm cho công việc đảm bảo tính minh bạch hơn. 

Vi Yến
Bình luận
vtcnews.vn