Vì tương lai không còn bệnh hen và phổi tắc nghẽn mãn tính

Sức khỏeThứ Năm, 14/11/2019 08:00:00 +07:00

Chiều 13/11 tại Hà Nội, AstraZeneca phối hợp cùng các đối tác cập nhật tiến độ và kết quả triển khai chương trình "Vì Lá Phổi Khỏe".

Sự kiện được diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Hô hấp Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 24 diễn ra tại Hà Nội.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam hiện nay, các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu bao gồm tim mạch, ung thư, tiểu đường, hen và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (BPTNMT) đang gia tăng nhanh chóng, chiếm tới 73% tổng số ca thiệt mạng và 66% tổng số gánh nặng bệnh tật.

Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng đang làm cho nhiều tình trạng bệnh những người đang có bệnh lý hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp nặng lên.

Ô nhiễm không khí khiến cho tỷ lệ các bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý hô hấp và tim mạch tăng lên nhiều lần. Có 3 đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi ô nhiễm không khí là người già, trẻ em và những người mắc bệnh phổi, bệnh tim mạn tính.

1

 Chương trình hợp tác "Vì Lá Phổi Khỏe" được đưa vào triển khai từ năm 2017.

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp người chết do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp người chết do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Đứng trước hiện trạng trên, một trong những giải pháp đề ra trong Chiến lược Quốc gia về phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025 là tăng cường phát hiện, điều trị và quản lý bệnh tại các trạm y tế xã và cộng đồng theo quy định; Bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đương, hen, BPTNMT và các bệnh không lây nhiễm khác.

Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và BPTNMT tại Việt Nam, chương trình hợp tác "Vì Lá Phổi Khỏe" được đưa vào triển khai từ năm 2017 trên 9 quốc gia trong khu vực, kéo dài trong 3 năm, giúp cải thiện chất lượng quản lý bệnh nhân ngoại trú mắc hen và BPTNMT tại Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2019, chương trình mang lại những kết quả trên ba phương diện cốt lõi: Hợp tác và nhận thức, Hạ tầng và khả năng tiếp cận, Kiến thức và kỹ năng.

Kết quả chung lại đến nay có 65 đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được thành lập, hơn 89 nghìn bệnh nhân cả hai nhóm bệnh được quản lý, hơn 11 nghìn bệnh nhân được nâng cao kiến thức, hơn 1400 chuyên viên y tế tham gia sinh học. Ngoài ra, có 68 máy đo hô hấp ký được bổ sung, đào tạo thêm nhiều bác sĩ được cấp chứng chỉ đo hô hấp ký...

Khả Minh
Bình luận
vtcnews.vn