Rùng mình trước cảnh 'cắm' sừng trâu lên lưng, giác hơi chữa bệnh

Sức khỏeThứ Năm, 28/09/2017 07:29:00 +07:00

Những hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên quá đỗi, sừng trâu đang được các thầy lang tại Indonesia sử dụng để thay thế phương pháp giác hơi thông thường…

Trên những con phố của thủ đô Jakarta, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người cởi trần với những chiếc sừng trâu ốp trên lưng.

Được biết, đây là cách giác hơi của người Indonesia, một phương pháp chữa bệnh phổ biến tại châu Á. Giác hơi là kỹ thuật kích thích, cải thiện tuần hoàn máu và giúp giảm đau.

page

 Cảnh giác hơi bằng sừng trâu trên đường phố Indonesia. 

Mỗi đất nước khác nhau có một vật dụng khác nhau dùng trong giác hơi. Cách thông thường nhất là sử dụng những chiếc cốc thủy tinh hơ qua lửa. Còn tại Indonesia, các “bác sĩ đường phố” lại thích dùng sừng trâu giác hơi.

Liệu pháp này còn thậm chí còn được nhiều người trên thế giới biết tới, rất nhiều người nổi tiếng đã từng thử nó.

44BA924100000578-4921142-image-m-3_1506427406729

  Cảnh giác hơi bằng sừng trâu trên đường phố Indonesia.

Có thể kể đến trong đó những cái tên như Justin Bieber, nữ diễn viên Hollywood Jennifer Aniston, Gwyneth Paltrow,... Vận động viên nổi tiếng Michael Phelps cũng đã sử dụng liệu pháp này trong Thế vận hội 2016 tại Rio de Janeiro.

“Giác hơi” bỗng chốc trở thành cụm từ hot khi hình ảnh một VĐV bơi với nhiều vòng tròn đỏ trên lưng được đăng tải.

44BA920A00000578-4921142-image-m-4_1506427415714 3

  Cảnh giác hơi bằng sừng trâu trên đường phố Indonesia.

Phương pháp thời thượng này đã có từ 1.550 năm Trước Công nguyên, được người Ai Cập ưa chuộng và phổ biến.

Giác hơi ban đầu sử dụng sừng động vật để hút vết thương, ngăn nhiễm trùng. Sau dần được thay thế bằng cốc tre và cuối cùng là cốc thủy tinh.

44BA91E000000578-4921142-image-a-20_1506428138966 4

  Cảnh giác hơi bằng sừng trâu trên đường phố Indonesia.

Người ta cho rằng, kỹ thuật hút sẽ kích thích dòng năng lượng bên trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn và giúp giảm đau.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, giác hơi thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc, lợi ích trong chữa bệnh của nó chỉ là giả thuyết và chưa được chứng minh.

44BA909F00000578-4921142-image-a-19_1506428136805 5

 Cảnh giác hơi bằng sừng trâu trên đường phố Indonesia.

Bác sĩ James Hamblin - viết cho mục Sức khỏe của tờ The Atlantic: “Giác hơi có tác dụng bởi vì mọi người tin vậy, do mọi người tưởng tượng ra. Xét về các bằng chứng khoa học, tác dụng của giác hơi chưa được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng”.

Hiệp hội Giác hơi Anh (British Cupping Society - BCS) đã có cảnh báo trên trang web của mình: "BCS không tán thành việc sử dụng sừng động vật, do nguy cơ lây nhiễm và lây nhiễm chéo".

3593C4C200000578-3655854-Doctors_say_that_he_was_lucky_he_went_to_the_hospital_when_he_di-m-3_1466672313716 6

Người đàn ông có 7 lỗ thủng trên lưng sau khi giác hơi sai cách.

44BA922300000578-4921142-image-a-22_1506428247125 6

Dùng sừng trâu để giác hơi cũng bị cảnh báo vì nguy cơ lây nhiễm chéo.

Tháng trước, MailOnline đưa tin về cách một bệnh nhân bị chiếc cốc hút chặt vào da, cuối cùng bác sĩ đã phải sử dụng cưa để loại bỏ nó.

Năm ngoái cũng xuất hiện trường hợp người đàn ông 63 tuổi nhập viện với bảy “lỗ thủng” trên lưng.

Mặc dù được hàng ngàn người trên khắp thế giới công nhận, nhưng việc điều trị vẫn rất nguy hiểm.

Video: Kỹ thuật mới chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân không cần mổ

Thu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn