Phụ nữ mang thai bị quai bị nguy hiểm đến mức nào?

Sức khỏeThứ Năm, 28/06/2018 07:42:00 +07:00

Vui mừng khi biết tin có thai chưa lâu, gia đình và bệnh nhân lại vô cùng hoang mang khi bác sĩ chẩn đoán bị quai bị.

Bệnh nhân N.T.O  (29 tuổi, ở Tuyên Quang) nhập viện với lý do sưng đau góc hàm trái, đau họng, sau khi xuất hiện sưng đau góc hàm trái gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thăm khám.

Qua các cận lâm sàng, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm Amidal có mủ và bị quai bị. Vui mừng khi biết tin có thai chưa lâu, gia đình và bệnh nhân O lại vô cùng hoang mang khi bác sĩ chẩn đoán bị quai bị.

phu-nu-mang-thai

 Phụ nữ mang thai bị quai bị ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh nhân O chia sẻ: “Con trai lớn 4 tuổi của tôi vừa khỏi quai bị được một tuần thì tôi đột nhiêm thấy góc hàm trái sưng, đau, ăn uống khó nuốt, đau họng, gia đình vội đưa đến bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết tôi bị quai bị. Tôi và gia đình hết sức lo lắng vì chị đang mai thai tuần thứ 9, bị quai bị ở gia đoạn này rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé".

Chị O chia sẻ thêm, trước khi có ý định mang thai lần hai chị không tiêm phòng bất kỳ mũi tiêm nào và cũng không biết là có những mũi tiêm phòng bệnh Sởi – quai bị - rubella trước khi mang bầu. Nếu biết có chị cũng sẽ đi tiêm phòng đầy đủ.

Bác sĩ Lê Văn Hợi, Trưởng khoa Nội – Nhi – Đông y trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân cho biết: Sau khi điều trị 5 ngày sức khỏe của bệnh nhân ổn định và có thể ra viện, tuy nhiên sau khi ra viện bác sĩ cũng tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần theo dõi sát quá trình mang thai của bệnh nhân.

Bệnh nhân cần khám thai và làm các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh đúng tuần theo theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Sản vì có thể, độ tố của virus quai bị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Khám và sàng lọc trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, sẽ phát hiện những bất thường của thai nhi ở gia đoạn sớm.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách vệ sinh răng miệng đúng cách, hợp vệ sinh cho bệnh nhân sau khi ra viện.

Bác sĩ đặc biệt lưu ý tới chị em phụ nữ, nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ bao gồm ba loại vắc xin cơ bản là: Vắc xin cúm, vắc xin thủy đậu, vắc xin sởi – quai bị - rubella và hoàn thành các mũi tiêm phòng trước khi mang bầu ba tháng. Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi các nguy cơ lây nhiễm  các bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mang thai.

Video: Ngực to gấp 6 lần bình thường, nữ bệnh nhân được phẫu thuật thu gọn vú

Thu Nga
Bình luận
vtcnews.vn