Nôn thốc nôn tháo khi ăn dứa: Sợ mắc sai lầm đại kỵ hãy ăn dứa theo cách này

Sức khỏeThứ Sáu, 11/05/2018 14:30:00 +07:00

Dứa chín có thể gây ngộ độc ảnh hướng xấu tới sức khỏe trong một số trường hợp, tuy nhiên, bạn hoàn có có thể tránh hoặc giảm những tác hại xấu đó bằng nhiều cách.

Từng có không ít trường hợp "nôn thốc nôn tháo" sau khi ăn dứa chín vì dị ứng hoặc ngộ độc dứa. Các chuyên gia y tế cảnh báo, mùa hè là mùa dứa chín, bạn cần đặc biệt chú ý khi ăn dứa vì bị ngộ độc dứa rất khó chịu, trường hợp ngộ độc nặng còn có thể nguy hiểm tới sức khỏe

Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên tế bào nấm độc càng dễ bám vào và phát triển tại đó. Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống cùng nhau, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ gặp tai họa.

Ngoài ra, trong quả dứa còn chứa các chất hữu cơ và bromelin có tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột khiến bạn khó chịu sau khi ăn. Vậy để tránh những sai lầm khi ăn dứa, bạn phải ăn loại quả quen thuộc của mùa hè thế nào cho tốt nhất?

Cách ăn dứa tránh dị ứng, ngộ độc dứa

Ăn dứa tươi

Với quả dứa tươi hoặc nước ép dứa, để đảm bảo an toàn giảm bớt thành phần chất có tác động xấu với cơ thể trong quả dứa hoặc nấm độc có thể nhiễm vào quả dứa, sau khi gọt vỏ dứa hãy cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt.

Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút.

Việc ngâm miếng dứa với nước muối trong một khoảng thời gian sẽ làm cho men phân giải protein sẽ bị ức chế giúp bạn không bị rát lưỡi khi ăn dứa. Nước muối còn giúp rửa trôi một số thành phần độc hại như nấm, chất tác động xấu với cơ thể trong quả dứa.

Nước muối còn giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi, giúp bạn cảm nhận hương vị của quả dứa tốt hơn dứa thơm, ngọt hơn.

Ăn dứa nấu chín

Nếu bạn sử dụng dứa để xào nấu thì vẫn phải gọt sạch vỏ và bỏ mắt dứa sau đó rửa sạch quả dứa và tráng lại bằng nước muối nhạt.

Mục đích của việc này cũng giống như trên, giúp làm giảm những chất có khả năng gây dị ứng trong quả dứa.

1

 Ảnh minh họa.

Lưu ý: Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc, dị ứng do ăn dứa

Nếu bạn không may bị ngộ độc, dị ứng sau khi ăn dứa đầu tiên là uống nhiều nước sau đó tìm cách gây nôn để đẩy toàn bộ số dứa đã ăn vào ra ngoài.

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu khó thở, suy hô hấp…cần đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời.

Cách chọn dứa, ăn dứa an toàn

- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.

- Không ăn dứa dập nát.

- Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

- Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

Video: Nguy cơ ngộ độc từ những thực phẩm ăn thừa

Thu Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn