Nhiều thực phẩm chức năng không đạt chuẩn trong hơn 20.000 sản phẩm

Sức khỏeThứ Ba, 29/03/2016 07:21:00 +07:00

Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, với hơn 20 nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

(VTC News) - Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, với hơn 20 nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, phần lớn là sản xuất tại Việt Nam.

Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) mới được chứng nhận tiêu chuẩn.

Thông tin trên được TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm đưa ra tại hội thảo giới thiệu tài liệu hướng dẫn thực hành sản xuất tốt TPCN diễn ra ngày 29/3.
Ngày 17.6, tổ công tác của Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) đã tiến hành kiểm tra Cty Hoá dược Việt Nam. Việc kiểm tra này bắt nguồn từ việc cơ quan chức năng phát hiện nhiều mẫu thực phẩm chức năng do Cty CP Kingphar Việt Nam được sản xuất tại Cty Hoá dược Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã tiến hành kiểm tra Cty Hoá dược Việt Nam sau khi phát hiện nhiều mẫu thực phẩm chức năng do Cty CP Kingphar Việt Nam được sản xuất tại Cty Hoá dược Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn theo quy định. (Ảnh: Laodong)

Những sản phẩm vi phạm thường là có hàm lượng không đúng như công bố, điều kiện độ ẩm, nhiễm vi sinh nhất là các thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu.

Nhưng hiện nay, do chưa có quy định bắt buộc sản xuất TPCN phải theo tiêu chuẩn GMP, nên bên cạnh những doanh nghiệp đầu tư rất hiện đại, quy trình sản xuất rất chặt chẽ ra sản phẩm tốt vẫn còn hàng nghìn cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thô sơ khó để bảo đảm chất lượng.

Cục ATTP đã phát hiện có những cơ sở chỉ có mỗi văn phòng, không có nhà máy nhưng cũng công bố sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng GMP với sản xuất TPCN sẽ đáp ứng được hai mục tiêu, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là về chất lượng sản phẩm, tiếp nữa là tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng để doanh nghiệp phát triển lành mạnh, loại bỏ được các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất tham gia vào thị trường.

Để việc sản xuất thực phẩm chức năng, muộn nhất, tháng 6/2017 Bộ Y tế sẽ yêu cầu ban hành thông tư, nhằm siết chặt quản lý nhưng không được làm khó doanh nghiệp. Vì thế, việc áp dụng sẽ được thực hiện theo lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Các nước trong khu vực sẽ thực hiện lộ trình này vào năm 2021.


Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn