Nhiễm HIV ở Phú Thọ: Khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV nên làm thế nào?

Sức khỏeThứ Ba, 14/08/2018 07:34:00 +07:00

Theo Ths.BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: "Người nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV cần xác định mình bị phơi nhiễm qua con đường nào để có phương án xử lý thích hợp".

Vụ việc nhiều người dân ở xã Kim Thượng bị nhiễm HIV đang được điều tra và làm rõ, nhưng con số 42 người nhiễm bệnh ở xã miền núi này khiến dư luận giật mình.

Để cung cấp thêm thông tin về cách phòng chống phơi nhiễm HIV, PV VTC News liên hệ với Ths.BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để được rõ hơn về vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay: Khi nghi ngờ nhiễm HIV nên làm thế nào?

DIỄN BIẾN LIÊN QUAN:

>> Nhiễm HIV ở Phú Thọ: Bao nhiêu xã trên cả nước có nhiều hơn 50 người nhiễm HIV?

>> Nhiễm HIV ở Phú Thọ: Người bị nghi dùng chung kim tiêm khiến nhiều người nhiễm HIV là ai?

>> Trực tiếp: Họp cung cấp thông tin mới nhất vụ hàng chục người nghi nhiễm HIV ở Phú Thọ

Theo bác sĩ Cấp, người nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV cần xác định mình bị phơi nhiễm qua con đường nào để có phương án xử lý thích hợp. Có nhiều con đường có thể gây phơi nhiễm HIV.

Con đường truyền máu: Đó là khi bạn bị truyền máu có nhiễm HIV, khả năng bị nhiễm HIV ở trường hợp này rất cao.

Dụng cụ xuyên chích qua da: Nếu bạn giẫm vào bơm kim tiêm, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bác sĩ Cấp cho hay, theo thống kê của Mỹ tỷ lệ lây nhiễm qua con đường này là 63/10.000.

Khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm, người có nguy cơ cần bình tĩnh nặn máu, rửa vết thương bằng xà phòng, bôi cồn sát trùng... Sau đó, đến ngay cơ sở ý tế để uống thuốc dự phòng và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Qua con đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với những người không rõ ràng, không chắc chắn có bị HIV hay không, hoặc bị hiếp dâm mà không có phương tiện bảo vệ là bao cao su... thì cũng nên đến khám ngoại trú để được cấp thuốc dự phòng HIV.

Do nghề nghiệp: Đây là trường hợp thường xảy ra với các nhân viên y tế chữa bệnh cho người nhiễm HIV vô tình bị máu bắt vào mặt, người. Hoặc công an bị đâm bởi kim tiêm dính máu hoặc vết thương hở của đối tượng, tội phạm nhiễm HIV chảy máu.

Những trường hợp này việc đầu tiên phải làm là rửa sạch máu sau đó đến cơ sở y tế uống thuốc dự phòng và tiến hành xét nghiệm sớm nhất có thể.

1498810641

  Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Trao đổi thêm với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay, người nhiễm HIV có 3 giai đoạn: Giai đoạn cửa sổ, giai đoạn mang bệnh, giai đoạn AIDS.

Giai đoạn cửa sổ: Có thể kéo dài từ 2 - 6 tháng. Giai đoạn này người nhiễm HIV mặc dù trong máu có rất nhiều virus HIV, vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác, nhưng xét nghiệm vẫn có thể cho ra kết quả âm tính.

Để tìm ra bệnh, phải dùng những phương pháp xét nghiệm cực kỳ đặc biệt mới có thể phát hiện được, còn những xét nghiệm thông thường thì rất khó.

Giai đoạn mang bệnh: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này Virus HIV vẫn tiếp tục phát triển nhân lên, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu).

Thời gian giai đoạn này kéo dài từ 5-10 năm, những người có lối sống lành mạnh có thể được 15 năm.

Giai đoạn AIDS: Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Lúc này, virus bắt đầu tàn phá hệ miễn dịch, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Sốt cao, đi ngoài dài ngày, sụt cân, cơ thể xuất hiện những vết lở loét....

Giai đoạn này thường kéo dài 2 năm. Ở giai đoạn muộn sau, khả năng sống sót sẽ thấp dần đi.

Video: Chưa kết luận được nguồn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ

Hoàng Sam
Bình luận
vtcnews.vn