Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có những dấu hiệu nào?

Sức khỏeThứ Năm, 21/02/2019 07:13:00 +07:00

Lợn bị tả sẽ có dịch chảy ra từ mũi, mắt, khó thở, chảy dại lẫn máu và khó thở.

Hiện Châu Phi và một số nước, dịch tả lợn đang tăng nhanh chóng. Việt Nam cũng phát hiện một số các ổ dịch tả lợn tại Hưng Yên và Thái Bình.

Theo các chuyên gia, dịch tả lợn châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra. Những con lợn bệnh bị nhiễm dịch tả sẽ có thời gian ủ bệnh ít nhất là khoảng 24 giờ trước khi có các dấu hiệu lâm sàng.

Virus trong cơ thể vật bệnh sẽ được tiết ra từ mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu và đường sinh dục của lợn. Trong đó, máu vật nuôi là nơi chứa lượng rất lớn virus gây bệnh. Nguy hiểm hơn, loại virus này có thể tồn tại khá lâu trong môi trường giàu protein như: phân, thịt, máu, tủy xương… hay cả những môi trường khắc nghiệt như thịt lợn đã qua đông lạnh, chế biến.

lon benh

 Dịch tả lợn ở Châu Phi đang bùng phát mạnh. (Ảnh minh họa: Dansinh)

Những con lợn bị dịch tả thường có những dấu hiệu sau khi nhiễm virus khoảng từ 5 đến 15 ngày. Ban đầu, lợn sẽ bị sốt cao (41 – 42 độ), chán ăn, mệt mỏi, nằm đè lên nhau, da đỏ, thở gấp, suy nhược, khó thở… Lâu dần những con lợn mắc bệnh sẽ bị xuất huyết ở bụng, chân, đùi và tai. Ở một số con lợn bệnh sẽ có dịch chảy ra ở mắt và mũi.

Thông thường, những vùng da đỏ, xuất huyết của lợn sẽ chuyển sang màu tím nếu bệnh trở nặng. Lúc này, con lợn sẽ hôn mê, tràn dịch màng phổi, tiêu chảy lẫn máu hoặc táo bón, phân cứng, nhầy và chết sau khoảng từ 5 đến 20 ngày.

Lợn nhiễm dịch tả khi mổ ra sẽ có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực, toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp (dù đã được mổ trước đó), khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruộc tắc và chứa máu.

lon

 Dịch tả lợn dù không lây trực tiếp cho người nhưng lại gián tiếp gây bệnh thông qua các virus khác. (Ảnh: VTC NOW)

Theo các chuyên gia, dù không gây bệnh trên người nhưng dịch tả ở lợn lại có khả năng lây sang muỗi, lợn, gà, vịt…. Những con lợn bệnh thường mắc thêm các bệnh khác như: cúm, tai xanh, thương hàn, nên nếu con người ăn phải lợn bệnh (tiết canh, thịt lợn chưa nấu chín) sẽ có nguy cơ bị rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, nếu người nào đang bị thương, để vùng da bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với vùng nhiễm bệnh của lợn bị tai xanh hoặc liên cầu cũng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: sốt cao, buồn nôn, đau đầu, thậm chí xuất huyết ở một số bộ phận và nhiễm độc tiêu hóa hay viêm màng não.

Lợn nhiễm dịch tả lây lan rất nhanh, tỷ lệ vật nuôi chết sau khi nhiễm bệnh là 100%, nên bệnh hầu như không có khái niệm chữa trị, biện pháp duy nhất là tiêu hủy.

Để phòng trị tả lợn châu Phi, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Thú ý (Bộ NN&PTNT) cho biết, người dân cần tăng cường vệ sinh chuồng, trại và phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Khi lợn mắc bệnh, phải báo cho cơ quan chức năng để đưa ra phương pháp tiêu hủy và tuyệt đối không mua bán, vận chuyển hoặc tiêu thụ lợn mắc bệnh.

Nếu chọn lợn làm thực phẩm, người dân nên lưu ý chỉ chọn thịt lợn được chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợn không bị nhiễm bệnh. Mọi người khi nấu nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh hay lợn chưa được chế biến kỹ để tránh mắc bệnh.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tổng cộng hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.

Trước đó, tại nước ta, Cục Thú y thông báo phát hiện hơn 200 con lợn mắc tả châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình. Ngay lập tức, công tác tiêu hủy, khử trùng môi trường và ngăn chặn dịch lây lan đang được cơ quan chức năng thực hiện.

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn