Ít ngủ khiến não tự ăn mòn

Sức khỏeThứ Bảy, 27/05/2017 19:30:00 +07:00

Theo một nghiên cứu mới, não của bạn sẽ tự ăn nó nếu bạn không ngủ đủ giấc.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những con chuột trong phòng thí nghiệm và phát hiện ra rằng, những tế bào “làm sạch” hoạt động mạnh mẽ hơn trong não khi chúng bị thiếu ngủ.

Các tế bào được gọi là astrocytes, tế bào hình sao, nó hoạt động giống như một máy hút bụi nhỏ trong não, quét sạch các tế bào khi các kết nối của não trở nên yếu và vỡ ra.

Tác giả chính của nghiên cứu, Michele Bellesi nói rằng, đây là lần đầu tiên chúng ta thấy rằng các phần khớp của tế bào thần kinh bị ăn bởi những tế bào dạng khi chúng ta thiếu ngủ.

Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Marche, Ý, quá trình cảnh báo này thật ra lại là một điều tích cực.

Bellesi nói: “Những tế bào hình sao kia giống như đồ đạc cũ và nó cần được dọn dẹp và chú ý nhiều hơn”.

Hinh anh

 Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim và chết vì đột quỵ rất cao 

Ở những con chuột bị mất ngủ, các tế bào não gọi là microglials hoạt động mạnh hơn. Bellesi cho biết rằng, chúng ta đã biết rằng kích hoạt microglials bền vững đã được nhận thấy ở Alzheimer và các dạng bệnh khác của thoái hóa thần kinh.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy rằng, việc thiếu ngủ có thể làm cho người ta có nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu cho thấy rằng, ngủ ít hơn 6 giờ có nguy cơ dẫn tới tử vong cao ở những người mắc hội chứng chuyển hóa, là sự kết hợp của bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp cao và béo phì.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết, ảnh hưởng của nó còn mạnh mẽ hơn ở những người bị huyết áp cao hoặc chuyển hóa glucose kém.

Được xuất bản trong Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nghiên cứu chỉ ra rằng những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay bệnh tim có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hay đột quỵ, cao hơn gấp hai lần so với những người không có các nguy cơ trên trong trường hợp họ không ngủ đủ 6 giờ mỗi ngày.

Việc này đồng nghĩa với những người ngủ trên 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đo thời gian giấc ngủ trong phòng thí nghiệm thay vì báo cáo cáo của bệnh nhân.

Đây cũng là lần đầu tiên, người ta đánh giá tác động của thời gian cho giấc ngủ đối với nguy cơ tử vong ở những người có khá năng mắc bệnh về tim mạch.

Những nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 1.344 người lớn có độ tuổi trung bình khoảng 49 tuổi, những người tham gia đã đồng ý ngủ lại phòng thí nghiệm trong vòng 1 đêm.

Dựa trên kết quả của họ, 39.2% những người tham gia được tìm thấy có ít nhất một trong ba yếu tố mà khi nhóm lại với nhau được gọi là hội chứng chuyển hóa, bao gồm đái tháo đường, huyết áp cao và béo phì.

VIdeo: Cách trị chứng mất ngủ

Trong nghiên cứu này, người ta theo dõi về những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 30, cũng như việc tăng cholesterone toàn phần, huyết áp, lượng đường trong máu và mức độ của chất béo trung bình.

Trong 16.6 năm theo dõi, đã có 22% số người tham gia đã chết. Những người không có cùng những nguy cơ bệnh tật, ngủ nhiều hơn 6 tiếng mỗi ngày đã chết vì đột tử cao hơn 1.49 lần trong thời gian theo dõi.

Còn những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày đã bị bệnh tim hoặc chết vì đột quỵ cao tới 2.1 lần.

Nguyên Hoàng (Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn