Bệnh bạch hầu lan rộng ở Bình Phước, 1 ngày thêm 10 ca mắc mới

Sức khỏeThứ Sáu, 15/07/2016 12:40:00 +07:00

Tính đến ngày 14/7, tỉnh Bình Phước ghi nhận đã có 47 ca nhiễm vi khuẩn bạch cầu, riêng trong ngày 13/7 đã có tới 10 ca mới phát hiện.

Ngày 14/7 Giám đốc sở Y tế Bình Phước – Nguyễn Đồng Thông đã chủ trì buổi họp báo công bố tình hình bệnh bạch hầu trên hai xã Thuận Lợi và Thuận Phú, Huyện Đông Phú

Tính đến thời điểm họp báo công bố tình hình bệnh bạch hầu thì tỉnh Bình Phước có 47 ca nhiễm vi khuẩn bạch hầu, riêng trong ngày 13/7 có đến 10 ca mới phát hiện. Trong số đó có 8 ca ra viện, 36 ca đang điều trị tại bệnh viện trong và ngoài tỉnh. Hiện có 4 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Và rất đáng tiếc có 3 ca đã tử vong. Đáng chú ý các ca bệnh đã tử vong được xác định là đã tiêm vắc- xin phòng bệnh bạch hầu.

Bình Phước: 1 ngày có thêm 10 ca mắc bạch hầu - ảnh 1

Bình Phước: 1 ngày có thêm 10 ca mắc bạch hầu (ảnh minh họa/nguồn: Zing) 

Sở Y tế tỉnh Bình Phước nhận định số ca bệnh có thể còn nhưng sở y tế đã giám sát chặt chẽ cùng các biện pháp tích cực, khẩn trương để phòng chống hiệu quả, không còn số ca mắc bệnh tử vong sau khi phát hiện.

Các điểm xảy ra bệnh đều đã được phun thuốc khử trùng và các đối tượng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đều đã được uống thuốc phòng bệnh.

Với số lượng vắc-xin hiện được cấp 10.000 liều cho Bình Phước, tỉnh đã tiêm ngay trong ngày 14/7 cho các đối tượng ưu tiên trong vùng dịch từ 6 đến 26 tuổi. Riêng các đối tượng là trẻ em nằm trong diện tiêm chủng sẽ được tiêm theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Được biết, Sở Y tế tỉnh Bình Phước sẽ tham mưu với UBND tỉnh để công bố dịch trong hai xã Thuận Lợi và Thuận Phú, Huyện Đông Phú trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia y tế thì các đối tượng tiêm phòng không đủ liều hoặc đủ 3 mũi nhưng do cơ thể không sản sinh ra kháng thể vẫn có thể mắc bệnh. Để xảy ra tình trạng mắc bệnh trên diện rộng là do lây nhiễm.

Nguyên nhân bệnh bạch hầu dẫn đến tử vong là do các độc tố gây suy cơ tim. Để phòng chống bệnh hiệu quả, mọi người phải tuân thủ nghiêm quy trình điều trị và cách ly để tránh lây ra cộng đồng. Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang, uống thuốc dự phòng để ngăn ngừa lây lan. Khi có dấu hiệu sốt nhẹ, đau cổ họng, viêm amiđan thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Video: Dịch bệnh "lạ" nhiều người mắc phải ở Quảng Ngãi 

(Nguồn: Tổ Quốc)
Bình luận
vtcnews.vn