Ăn ốc sên thế nào để không nhiễm ký sinh trùng, biến chứng viêm màng não?

Sức khỏeThứ Tư, 05/09/2018 15:41:00 +07:00

Ốc sên ăn sai cách có thể khiến bạn nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc, nặng hơn là biến chứng viêm màng não, nguy hiểm tính mạng.

Một nam thanh niên (26 tuổi, ở Bạc Liêu) nuốt sống ốc sên vì lời thách đố của bạn bè. Sau khi nuốt ốc sên, anh này nhập viện và được chẩn đoán bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng, tình trạng đặc biệt nguy hiểm.

Ốc sên là loài sinh vật hoang dại, có sẵn trong tự nhiên ở Việt Nam. Ở một số vùng, ốc sên được sử dụng làm thực phẩm.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tìm hiểu kĩ về các loại ốc và cách chế biến chúng sao cho tránh được những nguy cơ không đáng có.

maxresdefault

 Ăn ốc sên sai cách có thể gây ngộ độc, khiến bạn nhiễm ký sinh trùng.

Theo các chuyên gia, bản chất ốc sên không có độc, nhưng loại ốc này hay sống ở những nơi ẩm thấp, đất cát... nên sẽ mang trong mình nhiều ấu trùng giun sán, ký sinh trùng hoặc một loại nấm có hại nào đó.

Bởi vậy, nếu bạn định chế biến ốc sên làm món ăn, thì chỉ nên ăn ốc sên được sinh sống, nuôi ở những môi trường đảm bảo sạch sẽ.

Khi chế biến, nên ngâm nước cho ốc nhả hết chất bẩn và độc tố ra khỏi cơ thể. Bạn chỉ được ăn phần thịt ốc, phải loại bỏ hết ống tiêu hóa và ruột ốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên ăn ốc sên chế biến chưa kĩ, chưa chín hay được chế biến dưới dạng gỏi, nướng hay tái vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc và gặp phải những biến chứng xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g thịt ốc sên có chứa tới 11g đạm, 6,2g đường, 150mg Caxi... Ốc sên có thể dùng để nấu ăn và chữa một số bệnh nếu chế biến đúng cách.

Video: Hái ra tiền nhờ nuôi ốc sên lấy nhớt sản xuất mỹ phẩm.

>>> Đọc thêm: Chết não vì tai nạn, người đàn ông hiến tặng hai quả thận và giác mạc

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn