20 thực phẩm có thể đe doạ tính mạng trẻ

Sức khỏeThứ Năm, 18/12/2014 11:20:00 +07:00

Các mẹ nên cẩn thận khi cho trẻ ăn một số loại loại thực phẩm dưới đây vì chúng có thể gây dị ứng, ngộ độc, thậm chí làm trẻ tử vong.

1. Củ dền là loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng nitrat cao. Nếu trẻ ăn củ dền quá nhiều và dài ngày có thể gây ra chứng methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cho cơ thể trẻ bị tím tái, ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.

1. Củ dền là loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng nitrat cao. Nếu trẻ ăn củ dền quá nhiều và dài ngày có thể gây ra chứng methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cho cơ thể trẻ bị tím tái, ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.

2. Mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum rất nguy hiểm. Khi vi khuẩn clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở.

2. Mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum rất nguy hiểm. Khi vi khuẩn clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở.

3. Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh nhưng thực ra lại chính là những 'sát thủ ngọt ngào' đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.

3. Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh nhưng thực ra lại chính là những 'sát thủ ngọt ngào' đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.

4. Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, có thể làm bé bị ngộ độc.

4. Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, có thể làm bé bị ngộ độc.

5. Nhiều loại hải sản là món ngon nhưng có thể gây ngộ độc cho người lớn chứ không riêng trẻ nhỏ. Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở.

5. Nhiều loại hải sản là món ngon nhưng có thể gây ngộ độc cho người lớn chứ không riêng trẻ nhỏ. Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở.

6. Những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngừ… đều gây hại cho bé, bạn không nên cho bé ăn.

6. Những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngừ… đều gây hại cho bé, bạn không nên cho bé ăn.

7. Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao.

7. Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao.

8. Gan động vật có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, mẹ không nên cho con ăn những loại pate từ gan động vật.

8. Gan động vật có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, mẹ không nên cho con ăn những loại pate từ gan động vật.

9. Những loại thực phẩm như các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn dễ khiến bé bị ngạt thở, tắc nghẽn đường hô hấp.

9. Những loại thực phẩm như các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn dễ khiến bé bị ngạt thở, tắc nghẽn đường hô hấp.

10. Theo các nghiên cứu mới nhất, đường ruột, dạ dày và thận của trẻ sơ sinh non nớt nên khi uống sữa tươi sẽ làm tổn thương các bộ phận. Nhiều thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi cũng rất khó hấp thu: Hàm lượng canxi, photpho quá cao có thể sẽ khiến lượng axit trong dạ dày đóng lại thành cục, khiến trẻ có cảm giác chán ăn, trướng bụng, khó tiêu.

10. Theo các nghiên cứu mới nhất, đường ruột, dạ dày và thận của trẻ sơ sinh non nớt nên khi uống sữa tươi sẽ làm tổn thương các bộ phận. Nhiều thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi cũng rất khó hấp thu: Hàm lượng canxi, photpho quá cao có thể sẽ khiến lượng axit trong dạ dày đóng lại thành cục, khiến trẻ có cảm giác chán ăn, trướng bụng, khó tiêu.

11. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và không nên cho trẻ ăn trứng sống, trứng chưa chín kĩ. Nếu sử dụng trứng sống để làm kem thì kem cũng rất dễ bị dính salmonella.

11. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và không nên cho trẻ ăn trứng sống, trứng chưa chín kĩ. Nếu sử dụng trứng sống để làm kem thì kem cũng rất dễ bị dính salmonella.

12. Trong thịt cóc có nhiều đạm nhưng da và trứng cóc cực kỳ độc. Trong quá trình chế biến, nếu để chất độc ở da và trứng lẫn vào thịt cóc, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, nôn mửa, dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

12. Trong thịt cóc có nhiều đạm nhưng da và trứng cóc cực kỳ độc. Trong quá trình chế biến, nếu để chất độc ở da và trứng lẫn vào thịt cóc, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, nôn mửa, dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

13. Với trẻ nhỏ, thận của bé chưa hoàn thiện nên việc sử dụng muối cho bất kì thức ăn nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Những món ăn như pho mát, thịt hun khói, xúc xích có lượng muối khá cao nên bạn cũng không nên cho con ăn khi bé chưa được 12 tháng.

13. Với trẻ nhỏ, thận của bé chưa hoàn thiện nên việc sử dụng muối cho bất kì thức ăn nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Những món ăn như pho mát, thịt hun khói, xúc xích có lượng muối khá cao nên bạn cũng không nên cho con ăn khi bé chưa được 12 tháng.

14. Chất sorbitol có nhiều trong kẹo cao su là một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Hóa chất này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột của trẻ. Không chỉ có thế, khi trẻ không may nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản và sẽ rất nguy hiểm.

14. Chất sorbitol có nhiều trong kẹo cao su là một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Hóa chất này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột của trẻ. Không chỉ có thế, khi trẻ không may nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản và sẽ rất nguy hiểm.

15. Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn. Nhôm thường có nhiều trong những loại thực phẩm chiên rán như bánh quẩy, bánh tiêu, gà rán…

15. Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn. Nhôm thường có nhiều trong những loại thực phẩm chiên rán như bánh quẩy, bánh tiêu, gà rán…

16. Đồ đóng gói như cháo, mì… rất nhiều sắt nên gây hại cho trẻ vì chúng chứa hương vị nhân tạo, chứa hóa chất dẫn đến dị ứng, mất cân bằng hoocmon.

16. Đồ đóng gói như cháo, mì… rất nhiều sắt nên gây hại cho trẻ vì chúng chứa hương vị nhân tạo, chứa hóa chất dẫn đến dị ứng, mất cân bằng hoocmon.

17. Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy.

17. Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy.

18. Sôcôla được gọi là thứ thực phẩm 'năng lượng nhanh', khiến trẻ nhỏ không muốn ăn cơm, hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất acid oxalic trong sôcôla kết hợp với calci sẽ trở thành oxalate calci không hòa tan, khiến cơ thể không tiếp thu được calci.

18. Sôcôla được gọi là thứ thực phẩm 'năng lượng nhanh', khiến trẻ nhỏ không muốn ăn cơm, hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất acid oxalic trong sôcôla kết hợp với calci sẽ trở thành oxalate calci không hòa tan, khiến cơ thể không tiếp thu được calci.

19. Uống quá nhiều nước ép trái cây không hề 'lành' như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

19. Uống quá nhiều nước ép trái cây không hề 'lành' như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

20. Đồ uống có gas hay cafein: Bạn nên nhớ những loại nước uống này không tốt cho sức khoẻ của bé. Nó không chứa vitamin hay dinh dưỡng gì cả. Bên cạnh đó cafein có thể gây buồn nôn, chóng mặt cho trẻ.

20. Đồ uống có gas hay cafein: Bạn nên nhớ những loại nước uống này không tốt cho sức khoẻ của bé. Nó không chứa vitamin hay dinh dưỡng gì cả. Bên cạnh đó cafein có thể gây buồn nôn, chóng mặt cho trẻ.

Bình luận
vtcnews.vn