Sự cố hy hữu chưa từng có: Tiêm kích tự bắn hạ chính mình

Thế giớiThứ Hai, 14/10/2019 06:32:00 +07:00

Trường hợp hy hữu xảy ra vào năm 1956 khi phi công Tom Attridge bắn hạ chính chiếc F11F-1 Tiger do mình đang bay thử nghiệm.

Trong những năm 1950, Chiến tranh Lạnh đạt đến đỉnh điểm. Liên Xô với chim sắt MiG-15 có thể đạt tới tốc độ cận âm nhanh chóng giành được lợi thế trong cuộc đua vũ trang.

Để cạnh tranh, Bộ Chỉ huy Không quân Mỹ yêu cầu các nhà thầu cho chế tạo một đối thủ xứng tầm với chiến cơ đổi thủ. F-11 Tiger ra đời. 

Chiến cơ này kết hợp những công nghệ tốt và tối tân nhất. Về động cơ đốt sau, động cơ phản lực Wrigth J65-W-18 giúp cỗ máy nặng 6,5 tấn có thể đạt tốc độ lên tới 1170 km/h - nhanh hơn 100 km so với MiG-15.

may bay

 Sơ đồ mô phỏng đường đi của tiêm kích. (Ảnh: Tails Through Time)

Ngày 21/9/1956, phi công thử nghiệm Tom Attridge của hãng Northrop Grumman điều khiển chiếc F11F-1 Tiger rời sân bay ở Calverton, Long Island để tham gia vào buổi thử nghiệm khẩu pháo 20 mm. 

Nhiệm vụ của Attridge ở chuyến bay thứ hai trong ngày là lái chiếc F11F-1 Tiger ở độ cao 6.700 m, sau đó hạ độ cao xuống 3.900 m rồi khai hỏa loạt đạn trong khoảng 4 giây. Sau đó, Attridge cần 3 giây nghỉ làm mát hệ thống vũ khí trước khi thực hiện cú khai hỏa thứ hai ở độ cao 2.100 m và kết thúc bài huấn luyện.

Tuy nhiên, 11 giây sau khi bắn xong loạt đạn đầu tiên, Attridge nhận thấy điểm bất thường khi phần kính chắn gió phía trước chiếc tiêm kích rung lắc dữ dội. Sau đó, một loạt đạn xuyên qua buồng lái khiến Attridge cho rằng chiếc F11F-1 bị tấn công và buộc phải hạ cánh khẩn cấp.

Chiếc máy bay sau cú đáp bị mắc vào thân cây và bốc cháy dữ dội. Rất may Attridge vẫn kịp thoát ra ngoài dù bị gãy chân và đốt sống lưng. 

Một thời gian sau, Attridge vẫn băn khoăn không biết lực lượng nào tấn công mình. Nhưng các báo cáo điều tra sau đó chỉ ra chính ông đã vô tình bắn rơi chiếc máy bay mình điều khiển. 

Lật lại hồ sơ cách đây hơn 60 năm, các điều tra viên cho rằng chiếc F11F-1 trúng đạn của chính nó sau khi Attridge khai hỏa loạt đạn đầu tiên và hạ thấp độ cao máy bay xuống còn 2.100 m. 

Khi đó, loạt đạn bắn ra di chuyển với vận tốc 3.218 km/h trong khi vận tốc của chiếc Tiger F11F-1 là 1.416 km/h. Theo lý thuyết, độ chênh lệch này không thể khiến hai vật thể trên gặp nhau. 

Nhưng các điều tra viên cho rằng, loạt đạn ma sát với không khí và giảm tốc độ đi đáng kể. Điều này có thể làm vận tốc của nó bằng và thậm chí nhỏ hơn máy bay khi xảy ra va chạm.

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn