Sự cố chạy thận, 9 người chết ở Hòa Bình: Công ty Thiên Sơn không chấp nhận bồi thường

Pháp luậtThứ Ba, 22/05/2018 11:58:00 +07:00

Bà Nguyễn Thị Đinh Hương, đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn khẳng định, sau sự cố, theo quy định của pháp luật, Thiên Sơn không có trách nhiệm về vụ việc, không chấp nhận yêu cầu bồi thường.

Sáng nay (22/5), TAND TP Hòa Bình tiếp tục mở phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 9 người thiệt mạng.

Nguồn cơn dẫn đến việc này là Hợp đồng số 315/BVĐKT-TS giữa Công ty Thiên Sơn do ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc công ty Thiên Sơn ký với ông Trương Quý Dương - Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Hợp đồng có giá trị 99.360.800 đồng với nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc RO số 2 cho bệnh viện, cụ thể: Cát thạch anh, sỏi đỡ; than hoạt tính Norit; Hạt nhựa Cation làm mềm nước; van inox 3x4 loại cửa mở, màng RO 4040AG 90; Bộ đèn UV dưới nước; Khởi động từ MC22A LS; Lõi lọc 20 inch loại béo; Tiệt trùng RO; Tiệt trùng hệ thống nước và xét nghiệm kiểm tra sinh hóa theo tiêu chuẩn AAMI… thể hiện cụ thể trên báo giá. 

1_960282 3

 Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương, đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn, nói về việc Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình hợp tác khai thác chạy thận.

Tại tòa, Luật sư Đinh Thị Thu Hương cho rằng hợp đồng này căn cứ theo Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại để thực hiện. Nhưng sau này công ty có kiểm tra hợp đồng và mới biết trong Hợp đồng lại ghi rõ “Căn cứ luật Dân sự và Luật Đấu thầu, thực tế công ty chỉ gửi báo giá và không có thực hiện đấu thầu”.

“Vì có sự khác nhau như thế mà công ty nhận thức việc mua bán thiết bị của bệnh viện phải tuân theo quy định nên chúng tôi thực hiện hợp đồng sau khi có quyết định của bệnh viện và việc phê chuẩn, lựa chọn nhà thầu”, bà Hương cho hay.

Luật sư Đinh Thị Thu Hương khẳng định phía Thiên Sơn chấp nhận các vấn đề phát sinh đến thời điểm này và các điều khoản ghi trong hợp đồng. Đây là giao dịch dân sự có phát sinh giao dịch kinh tế, nhưng tên hợp đồng lại ghi là “Hợp đồng kinh tế”.  

Để thực hiện hợp đồng này, Thiên Sơn đã ký Hợp đồng số 05 với Công ty Trâm Anh của bị cáo Bùi Mạnh Quốc vì lý do Quốc đã làm với Thiên Sơn nhiều năm, chính Quốc đi khảo sát. Quốc không phải là người của Thiên Sơn nhưng có nhiều năm làm việc cho Thiên Sơn. Phía bệnh viện cũng không biết Quốc là người của Trâm Anh mà cho rằng Quốc là người của Thiên Sơn.

Bà Hương khẳng định, sau sự cố, theo quy định của pháp luật, Thiên Sơn không có trách nhiệm về nội dung vụ việc.

Bà Hương  nói về yêu cầu bồi thường của gia đình nạn nhân: “Quan điểm của Thiên Sơn là không chấp nhận yêu cầu bồi thường, chúng tôi tôn trọng họ nhưng chúng tôi có hỗ trợ bằng tình cảm thôi, còn không chấp nhận bồi thường vì không có lỗi trong việc này”.

Về số tiền 370 triệu đồng hỗ trợ cho bệnh nhân nhưng chưa đến tay bệnh nhân, bà Hương khẳng định số tiền này không phải là bồi thường, đó là tiền hỗ trợ và công ty không yêu cầu gì về số tiền này.

Bà Hương cũng cho biết, bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình hiện đang vận hành 18 máy chạy thận. Các máy này được trang bị bởi Công ty Thiên Sơn với mô hình xã hội hóa theo Thông tư 15 của Bộ Y tế.

Trong tổng số 18 máy chạy thận, có 13 máy thể hiện qua 4 hợp đồng ký giữa Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn.

Theo 4 hợp đồng này, hai bên cùng khai thác và cùng chia lợi nhuận theo tỷ lệ Thiên Sơn hưởng 90%, Bệnh viện hưởng 10% doanh thu mỗi ca chạy thận. Giá trị mỗi ca chạy thân, theo lời bà Hương, là 360.000 đồng/người/ca.

Ngoài 13 máy chạy thận nói trên, còn có 5 máy đang thuộc sở hữu hoàn toàn của Công ty Thiên Sơn (Thiên Sơn hưởng 100% doanh thu mỗi ca chạy thận).

Video: Sự cố chạy thận 9 người chết ở Hòa Bình: Chỉ vì tiết kiệm 12 triệu đồng

Theo hợp đồng ký kết giữa hai bên, Thiên Sơn đặt máy xã hội hóa ở Bệnh viện. Khi nào đủ ca chạy (4.500 ca), Bệnh viện trả cho Thiên Sơn một khoản tiền nhất định, sau đó số máy này thuộc sở hữu hoàn toàn của bệnh viện.

Với phương thức này, có 8 máy trong số 13 máy nói trên đã thuộc sở hữu của bệnh viện; 5 máy chưa hết hạn, nếu hết hạn thì bệnh viện sẽ trả cho Thiên Sơn một khoản tiền và Thiên Sơn sẽ bàn giao lại cho bệnh viện.

Đó là hình thức xã hội hóa theo mô hình “BOT” trong chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình theo tinh thần Thông tư 15 của Bộ Y tế.

Trả lời HĐXX về “mối lương duyên” giữa bệnh viện và công ty, bà Hương cho biết, năm 2009 Công ty tiến hành khảo sát ở Hòa Bình và nhận thấy đây là một thị trường “tiềm năng”.

Ban đầu, Thiên Sơn muốn bán máy cho bệnh viện nhưng do bệnh viện không có tiền nên đã lập đề án báo cáo Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và được phê duyệt phương thức “BOT” này.

“Thời gian đầu Thiên Sơn cho thuê máy toàn bộ, toàn bộ các loại vật tư và hệ thống truyền máu là của Thiên Sơn, nếu máy hỏng thì Thiên Sơn bảo trì. Thiên Sơn được hưởng 90% giá trị 1 ca chạy thận (360.000 đồng), BVĐK tỉnh Hòa Bình không phải bỏ ra gì mà hưởng 10%”, bà Nguyễn Thị Đinh Hương nói.

Nhóm PV
Bình luận
vtcnews.vn