Sinh viên 'tròn mắt' học kỹ xảo truyền hình

Giáo dụcThứ Hai, 22/07/2013 07:26:00 +07:00

(VTC News)- Những sinh viên trường học chuyên ngành mỹ thuật đa phương tiện đã có những trải nghiệm thú vị về 3D qua chia sẻ của những đạo diễn nổi tiếng.

(VTC News)- Những sinh viên trường học chuyên ngành mỹ thuật đa phương tiện đã có những trải nghiệm thú vị về công nghệ 3D qua chia sẻ của những vị đạo diễn nổi tiếng.

Nhằm giúp các bạn trẻ vén màn bí ẩn của những bộ phim bom tấn, khám phá thế giới kĩ xảo màu nhiệm, tìm hiểu về ngành công nghiệp VFX trên thế giới, Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia đã tổ chức Multimedia Talk: “Kỹ xảo Điện ảnh - Truyền hình: THE POWER OF VFX”. Sự kiện này đồng thời cũng là cơ hội để nhiều bạn sinh viên chuẩn bị ra trường tìm kiếm cơ hội trong một ngành nghề mới mẻ và hấp dẫn.

Những khách mời 'đình đám' như Đạo diễn Đào Thanh Hưng (Đạo diễn phim Bộ tứ 10A8, Những phóng viên vui nhộn, Mắt Bão), Nhà sản xuất phim Nguyễn Hồng Quân (đoạt giải Phim hay nhất trong cuộc thi Làm phim 48h năm 2011 và 2012, giải Ong Vàng năm 2012); Chuyên gia 3D, kỹ xảo hình ảnh Đỗ Anh Tuấn (3D ART), Chuyên gia 3D Bùi Văn Duy (Rubic Studio) đã làm thỏa mãn những thắc mắc của hàng trăm sinh viên quan tâm đến ngành nghề mới mẻ này.

Visual Effects có thể hiểu đơn giản là là kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh, thị giác (trong hậu kì điện ảnh/truyền hình/MV/TVC/ game cinematic/ commercial...)

Đạo diễn Đào Thanh Hưng
Các vị khác mời nổi tiếng cùng chia sẻ về kỹ xảo điện ảnh đến với các bạn sinh viên 

Chia sẻ với hàng trăm bạn sinh viên, Đạo diễn Đào Thanh Hưng cho biết kỹ xảo này nhằm tạo nhân vật ảo (có thể là ảo hoàn toàn hoặc dựa trên diễn viên) như khủng long, spiderman…

Chức năng tạo môi trường ảo thay thế cảnh quay thật để tiết kiệm chi phí. Thay vì phải xây dựng cả tòa lâu đài thì có thể dựng trên máy tính. Môi trường ảo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quay phim thỏa sức có những phân cảnh, góc quay siêu thực.


Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn có thể tạo hiệu ứng: tuyết rơi, cháy nổ, lũ lụt… Thay vì đợi đến mùa lũ lụt để có được những cảnh quay với sóng nước dữ dội và diễn viên phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khi diễn thật (Xưa kia người ta phải xây một bể nước lớn và tạo lũ trong trường quay rất tốn kém).

Chức năng chỉnh sửa ảnh hình ảnh gốc như: xóa dây điện, sửa màu cho phù hợp với tâm trạng nhân vật, bối cảnh diễn xuất…


Đạo diễn Đào Thanh Hưng nhấn mạnh “Quyền năng của VFX là vô hạn. Dựa trên những cảnh quay thật, tạo ra những hình ảnh ảo, VFX giúp đoàn làm phim thực hiện những cảnh siêu thực mà nếu thực hiện trên thực tế sẽ rất nguy hiểm, tốn kém thậm chí bất khả thi”. 

Bằng cách trình chiếu các clip sản phẩm – hậu trường (VFX Breakdown), phân tích các ví dụ cụ thể các chuyên gia đã mang đến cho khán giả một cái nhìn bao quát về VFX - Kỹ xảo điện ảnh, truyền hình, hoạt động sôi nổi của ngành công nghiệp VFX trên thế giới, cũng như tại Việt Nam những năm gần đây.

Các chuyên gia cũng mô tả công việc phổ biến khi làm kỹ xảo là quay với phông xanh (xanh biển hoặc xanh lá bởi các màu này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong hình ảnh thực tế, giúp cho các kỹ thuật viên dễ dàng xóa chúng đi và lồng ghép những khung nền khác vào).
kỹ xảo truyền hình
Hàng trăm bạn sinh viên đã đến lắng nghe về công nghệ kỹ xảo truyền hình và nuôi đam mê sáng tạo của mình 

Các nhà sản xuất chuyên nghiệp sẽ sử dụng vải không phản quang, thật phẳng. Độ phẳng và độ sáng của phông sẽ giúp cho việc xử lí hậu kỳ dễ dàng hơn.

Để làm được như vậy cần lưu ý vai trò của quay phim, diễn viên, chuẩn bị tiền kỳ để đạt hiệu quả VFX cao nhất. Cần phải nghiên cứu vật lí, chẳng hạn như vụ nổ bom nguyên tử phải khác vụ nổ xăng dầu, vận tốc chuyển động của một sinh vật 10 tấn phải khác vận tốc của một con người 80kg… Khi tiến hành phân tích kỹ xảo, bộ phận kỹ thuật tiến hành xây dựng, tính toán vật lý, không đòi hỏi phải thực tế 100%  mà có thể sử dụng giả lập chuyển động, do các phần mềm tính toán.

Thông qua phân tích của các diễn giả, VFX không còn xa lạ

Không chỉ làm rõ tầm quan trọng của VFX đối với điện ảnh, các chuyên gia đã cụ thể hóa ứng dụng của nó trong quảng cáo truyền hình (TVC), MV ca nhạc, trình chiếu sự kiện, các phần mềm, phương pháp quy trình làm VFX, làm rõ yếu tố 3D Animation với VFX…

VFX ở nước ngoài đã đạt những bước tiến vượt bậc. Những bộ phim Mỹ có nhiều yếu tố hướng đến khán giả, còn phim ở châu Âu hướng đến nghệ thuật. Bởi hướng đến công chúng nên Mỹ có 1 nền công nghiệp điện ảnh Hollywood  phát triển mạnh mẽ, phục vụ cho việc làm phim.

Tại đây có những đơn vị chuyên sâu, chỉ làm VFX. Trong một bộ phim, các cảnh kỹ xảo được quay riêng.  Các diễn viên nước ngoài diễn đạt và rất nhập tâm trước “phông xanh bất động”.

Tại Việt Nam ngành này mới đang phát triển. Trong nước dần xuất hiện những công ty nước ngoài hoặc các studio tư nhân làm về kĩ xảo hình ảnh. Chủ yếu ở nước ta, VFX ứng dụng trong quảng cáo, truyền hình nhiều hơn trong điện ảnh. Đây vừa và khó khăn vừa là cơ hội cho những người trẻ làm VFX học hỏi và làm việc.


Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn