Sau sáp nhập, PGBank sẽ là 'cục nợ' của HDBank?

Kinh tếThứ Ba, 11/09/2018 11:35:00 +07:00

Sau khi sáp nhập PGBank, HDBank sẽ phải đối mặt với khoản nợ xấu "vượt trần" theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chính thức chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank).

1 cổ phiếu của PGBank “ăn” 0,621 cổ phiếu HDBank

Theo đó, PGBank và HDBank có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin cũng như các trách nhiệm của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập theo quy định. Trong thời hạn hai tháng, HDBank gửi Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập theo quy định.

pgbank

  Phương án sáp nhập dự kiến sẽ là một cổ phiếu PGBank lấy 0,621 cổ phiếu HDBank. 

Phương án sáp nhập đã được cổ đông của hai ngân hàng thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua. Phương án sáp nhập dự kiến sẽ là một cổ phiếu PGBank lấy 0,621 cổ phiếu HDBank. 

Qua việc sáp nhập, HDBank sẽ có quy mô vốn điều lệ đạt 15.345 tỷ đồng, sở hữu gần 370 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 15.000 điểm giao dịch tài chính.

Theo chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tổng dư nợ của hai ngân hàng đến thời điểm 30/06 đạt 138.723 nghìn tỷ, tăng 11,2% so với cuối năm 2017.

Với hạn mức tăng trưởng tín dụng được giữ nguyên ở mức 15% cho ngân hàng sau sáp nhập, HDBank sẽ có thêm dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm. Dự kiến cuối năm 2018, hai ngân hàng này sẽ chính thức hoàn tất công tác sáp nhập.

Sau sáp nhập, PGBank sẽ là “cục nợ” của HDBank

Theo báo cáo tài chính quý II của PG Bank, chỉ tiêu cho vay khách hàng của ngân hàng này tính tới ngày 30/6 đạt gần 20.789 tỷ đồng, giảm hơn 632 tỷ đồng so với cuối năm 2017 (tương đương 2,95%).

hd

Sau sát nhập, PGBank sẽ là “cục nợ” của HDBank 

Điều đang nói, dù hoạt động cho vay khách hàng giảm nhẹ nhưng chỉ tiêu nợ xấu lại có xu hướng tăng cao. Cụ thể, tại thời điểm ngày 30/6, tổng nợ xấu của PGBank đạt 780,2 tỷ đồng, chiếm 3,75% tổng dư nợ tín dụng.

Mặc dù tổng dư nợ tín dụng của PGBank thấp hơn khá nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác song đang cao hơn mức 3% cho phép do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 8 tỷ đồng, từ 500 tỷ lên 508 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ dưới tiêu chuẩn quý II của PGBank là 140,5 tỷ đồng (cao gấp rưỡi so với cuối năm 2017), nợ nghi ngờ là 131 tỷ đồng, tăng gần 30 tỷ đồng so với cuối năm 2017.

Các chỉ tiêu nợ của PGBank đều tăng mạnh được đánh giá sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới hoạt động kinh doanh của HDBank sau khi sáp nhập.

Trong khi đó, tiền gửi khách hàng trong quý II/2018 lại giảm sâu. Cụ thể, tính tới ngày 30/6, hoạt động tiền gửi của PGBank đạt 22,398 tỷ đồng, giảm 479 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2017, tương đương 2,09%.

PGBank công bố trên website, lãi xuất tiền gửi tại đây là 7,6%/năm, song tại một số văn phòng giao dịch lãi xuất tiền gửi có thể lên tới 7,9%. Mặc dù đưa ra mức lãi xuất hấp dẫn, tuy nhiên lượng tiền gửi của khách hàng lại giảm đi rõ rệt trong quý II/2018.

Video: Vì sao các ngân hàng lại tăng thuế phí? 

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn