Sau rắn rết là đỉa, chuột hải ly gieo bệnh nhập Thủ đô

Kinh tếThứ Năm, 16/02/2012 06:25:00 +07:00

(VTC News) - Có nhiều loài sinh vật do sự bất cẩn của con người đã lọt ra môi trường gây hại đến thực vật và hệ sinh thái.

(VTC News) – Như VTC News đã có bài viết về việc bán rết, rắn, trăn, bọ cạp... trên thị trường và qua mạng Internet một cách công khai. Những con vật này nếu lọt ra môi trường sẽ có những tác động đến môi trường và thậm chí là cuộc sống con người. Nhưng trước đó, cũng có nhiều loài vật gây hại khiến người dân Việt Nam lao đao.

1. Rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys Scripta, có hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, xuất xứ từ thung lũng Mississippi- Bắc Mỹ. Ngoài việc phá hoại môi trường, rùa tai đỏ còn có thể mang trên mình vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn cho người. Vì thế Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xếp rùa tai đỏ đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

 

Rùa tai đỏ được du nhập vào Việt Nam từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Lúc đầu, nó được nuôi với mục đích làm cảnh, song do nhiều người nuôi sơ ý hoặc phóng sinh khiến loài vật này có cơ hội sinh sôi, nảy nở và phát triển ra môi trường bên ngoài.

Đây là loài ăn tạp, thức ăn của chúng cũng thay đổi theo tuổi. Lúc còn nhỏ, chúng ăn thịt nhưng lớn hơn sẽ ăn thực vật, còn tới khi trưởng thành sẽ ăn bất kỳ động vật hay thực vật nào như bèo, thủy sinh, nòng nọc và giáp ác. Với bản chất ăn tạp, khi nó phát triển với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến các cá thể trong cùng môi trường sống, cạnh tranh với rùa bản địa và gây mất tính đa dạng sinh học.

Thậm chí, ngay giữa Hồ Gươm (Hà Nội) có thời kỳ rùa tai đỏ xuất hiện đã khiến nhiều người lo lắng, thậm chí chính nó đã cạnh tranh nguồn thức ăn với cụ rùa đang sống trong hồ. Nguyên nhân được cho là do những người dân phóng sinh vào 23 tháng Chạp đã khiến rùa tai đỏ có cơ hội phát triển trong lòng hồ.

2. Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng còn có tên khoa học là Pomacea, có nguồn từ Nam Mỹ. Được nhập về Việt Nam từ hồi những năm 1980 và nuôi trong một số bể xi măng. Song đến năm 1998, nó được nhập bằng nhiều cách và trở thành nguồn thực phẩm cho con người và vật nuôi.

 

Hồi năm 1992, có hai công ty phía Nam liên doanh với Đài Loan (Trung Quốc) nuôi ốc bươu vàng trên diện tích 23 ha. Chính điều này đã khiến cho ốc bươu vàng xâm nhiễm vào hệ sinh thái, phát triển nhanh chóng gây thành dịch hại cho cây trồng.

Chúng sống trong mương, ruộng lúa, đồng thời thở được không cần oxy nên có thể chịu đựng được môi trường khắc nghiệt. Trung bình mỗi ngày. Loài vật này ăn hết 200.000 ha lúa. Ngoài ra, nó còn ăn tảo, rau muống, khoại sọ, trứng…thậm chí có thể ăn suốt 24 giờ.

Ống bươu vàng được xác định là loài sinh vật ngoại lai và tháng 5/1998 được Chính phủ nước ta xác định như là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối tượng kiểm dịch nhóm II).

3. Tôm hùm đỏ

Tôm hùm đỏ (tên khoa học là Red Swamp Crawfish) nhìn bề ngoài trông rất dữ tợn với hai cái càng to như càng cua. Loại tôm này dùng càng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn và đấu tranh sinh tồn. Loài tôm này có vòng đời ngắn, sinh sản nhanh, đồng thời có thể di chuyển trên cạn nên khi lọt ra môi trường, nó sẽ cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với chính những loài tôm được thả nuôi.

 

Tôm hùm đỏ ăn tạp, thức ăn chính là mùn bã hữu cơ. Ngoài ra chúng còn ăn nhiều loại thức ăn như ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, xác động vật…Hiện nay Bộ NN&PTNT mới chỉ cấp phép cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nhập loài tôm hùm đỏ đủ số lượng để thực hiện đề tài nguyên cứu…

4. Chuột hải ly

Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX do loài này có thể cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu. Tuy nhiên, sau một thời gian, các nhà khoa học đã nhận thấy đây là loài sinh vật cực kỳ gây hại. Tính đến cuối năm 2002, toàn bộ số hải ly đã được tiêu hủy.

 

Chuột hải ly sinh sản rất nhanh (cả bằng con đường vô tính và hữu tính). Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường. Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn. Khả năng phát tán nhanh. Loài vật này thành thục sau 4 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ từ 4-11 con. Hang của chúng sâu 15 m, rộng 0,7 m. Chúng còn mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da… Chính phủ Anh, Mỹ đã phải chi hàng chục triệu USD để tiêu diệt loài này.

5. Đỉa

Gần đây nhất dư luận quan tâm vấn đề một số nơi người dân đi bắt đỉa bán với giá cao. Điều này đã dấy lên mối lo ngại khả năng nuôi đỉa qui mô lớn để bán dẫn đến việc mất kiểm soát loài vật nguy hiểm này. Đỉa là một nhóm sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt (Annelida). Chúng có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của đỉa là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu.

Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. Một số bệnh viện đã dùng đỉa để chống bệnh máu đông cho bệnh nhân. Đỉa là loài động vật rất dễ sinh sôi nảy nở nhưng rất khó tiêu diệt. Đây là loài vật trung gian, khi ký sinh ở người hoặc động vật có bệnh, đỉa sẽ truyền mầm bệnh đến người hoặc động vật bị nó hút máu.

 

Đặc biệt, hồi tháng 11/2011, tại khu vực Tân Xuân (Hóc Môn – TP.HCM) có hộ chuyên thu mua đỉa. Việc thu mua hoàn toàn bí mật, chủ yếu diễn ra vào ban đêm nên cán bộ ấp, chính quyền xã không hề hay biết. Với giá thu mua cao, từ 90 - 150 nghìn đồng/kg nên nhiều người dân các địa phương lân cận cũng đi bắt đỉa để bán. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua đã để đỉa lọt ra môi trường. Một số người dân cho biết, ao rau muống gần cơ sở thu mua tràn ngập đỉa, thậm chí cho tay xuống nước, nhiều đỉa bám vào tay rất đáng sợ.

 Trao đổi với phóng viên VTC News về vấn đề rắn, rết, trăn,bọ cạp được rao bán trên mạng hoặc ở các cửa hàng tràn lan như hiênj nay, PGS -TS Lê Xuân Cảnh (Viện trưởng Viện Sinh thái - Tài nguyên - Sinh Vật) cho biết:“Những loài được bán ở ngoài, nếu đó là loài được bắt ở những vùng cấm khaithác như khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc nằm trong danh sách cấmhay hạn chế đánh bắt là vi phạm. Còn nếu được lấy từ các cơ sở nuôi được cấpphép thì không vi phạm".

Thời gian trước đây, những loại thú ngoại lai như rùa taiđỏ, tôm hùm đỏ hay chuột hải ly.. gây hại môi trường nhưng, theo các chuyêngia, nếu rắn, rết... sổng ra không gây mất cân bằng sinh thái như sinh vậtngoại lai.

Ông Cảnh nói: “Sinh vật ngoại lai được du nhập từ nướcngoài, còn rắn, rết, bọ cạp được bắt ở Việt Nam là bản địa. Vì vậy, khi sổng rangoài sẽ quay trở lại môi trường sống của nó, nên cần bằng sinh thái diễn rabình thường".

Đồng ý với quan điểm của PGS - TS Lê Xuân Cảnh, GS - TS ĐặngHuy Huỳnh (Nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái – Tài nguyên – Sinh vật hiện làChủ tịch Hội động vật học Việt Nam) cũng cho rằng, sinh vật ngoại lai khác vớirắn, rết, bọ cạp bản địa.

Dù không gây ra vấn đề mất cân bằng sinh thái. Song, vấn đềđáng lo ngại là yếu tố an toàn cho cộng đồng xung quanh. TS Đặng Huy Huỳnh nhấnmạnh: “Nếu những con vật có nọc độc như rắn, rết, bọ cạp...xổng ra và cắn ngườisẽ gây ảnh hưởng, nguy hiểm với sức khỏe”.

Việc sử dụng các loại rắn, rết, bọ cạp... ngâm rượu thuốc, thầy TrầnCông Luận (Giảng viên Khoa y dược cổ truyền – Đại học Y dược TP.HCM) chobiết, để đưa ra lời khuyên cụ thể nên hay không nên sử dụng những loại này làmthuốc là khó. Bởi chính các văn bản của cơ quan y tế cũng chưa có những quyđịnh cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng ngâm rượu hay làm thuốc đều phải hết sức cẩn trọng.


Hồng Hà (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn