Sau gừng và tỏi, loại củ này cũng có tác dụng như 'thần dược' trong ngày đông lạnh

Sức khỏeThứ Tư, 15/11/2017 07:24:00 +07:00

Củ riềng đứng thứ 3 sau củ gừng, củ tỏi về khả năng phòng chống bệnh cho mùa đông, đặc biệt là đau bụng do lạnh, đầy bụng, tiêu hóa kém, ho, viêm họng…

Theo Ths. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong mùa đông, 2 chứng bệnh dễ mắc nhất là viêm đường hô hấp và đau bụng. Nếu như gừng và tỏi rất tốt cho các bệnh đường hô hấp thì củ riềng lại có thế mạnh phòng các bệnh ở đường tiêu hóa do lạnh.

Củ riềng là gia vị khá đặc biệt, có thể cho vào một số món ăn làm tăng thêm hương vị của món ăn và cũng là thuốc để phòng bệnh. Một số món ăn có thể kết hợp với riềng ngon và dinh dưỡng như, chân giò nấu giả cầy, cá kho riềng, thịt nướng riềng, thịt vịt om riềng… Ngày xưa khi thuốc điều trị còn hạn chế, ở những vùng quê, khi bị cảm và sốt rét thường dùng riềng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong Đông y, củ riềng có vị cay, thơm, tính ấm đi vào kinh tỳ và vị cá tác dụng giảm đau, phòng và chữa một số bệnh hay gặp trong mùa đông như đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, đầy bụng, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, đau dạ dày…

Loại củ rẻ tiền phòng bệnh hiệu quả trong mùa đông

Củ riềng giúp phòng và điều trị rất hiệu quả chứng bệnh đau bụng do lạnh. 

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, “Riềng là loại gia vị rất hiệu quả trong phòng và điều trị đau bụng, tiêu chảy do lạnh. Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn.

Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó chịu có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g. Bài thuốc sẽ có công hiệu tốt hơn khi cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Người bị tỳ vị hư hàn (dạ dày yếu sinh lạnh), triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng một củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng. 

Đau bụng nôn mửa có thể dùng củ riềng, đại táo, sắc với một bát nước còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày. Đau bụng tới kỳ kinh nguyệt có thể dùng củ riềng thái lát ngậm nhai nuốt nước sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng. 

Dùng khi ho, viêm họng

Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ, nếu có một củ riềng trong nhà mùa đông, dù lạnh cũng không lo ngại ho và viêm họng. Thời xưa, khi thời tiết lạnh, dân ta thường dùng riềng ngâm muối ngậm, nhai và nuốt. Cách đơn giản này có thể phòng ho và viêm họng khi trời lạnh. Nếu không có gừng và muối trong nhà có thể dùng riềng tươi cho một vài hạt muối trắng nhai rồi nuốt nước dần.

Video: Rum biển, món ăn 'thần dược' xứ biển

Củ riềng còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể nhức mỏi. Bạn có thể dùng riềng sao vàng, ngâm rượu, xoa bóp vào chỗ đau giúp giảm đau, hoặc dùng củ riềng, vỏ quít, hạt tía tô tán bột pha với nước sôi để nguội uống giúp giảm đau nhức cho người có chứng phong phấp.

Ngoài chữa bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp trong mùa đông, củ riềng còn giúp điều trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả. Người bị hắc lào nên dùng nước củ riềng già pha với cồn bôi vào vết thương rất hiệu quả.

Để tận dụng những tác dụng chữa bệnh của củ riềng, lương y Vũ Quốc Trung khuyên nên cho riềng vào những món ăn thích hợp để phòng bệnh.

(Nguồn: emdep.vn)
Bình luận
vtcnews.vn