Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động

Thời sựThứ Bảy, 19/12/2020 14:45:33 +07:00

Chuyến cấp cứu bằng trực thăng đưa người bệnh từ Trường Sa về Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM) đã được thực hiện thành công.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 1

Sáng 19/12, Bệnh viện Quân Y 175 (Bộ Quốc phòng) ra mắt chiếc trực thăng cấp cứu, hạ cánh ngay tại bệnh viện thay vì phải qua sân bay Tân Sơn Nhất như trước đây. Đây là mong ước ấp ủ hơn 30 năm của lực lượng quân y, y tế TP.HCM, nay đã thành hiện thực.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 2

Trực thăng cấp cứu hoạt động dưới sự phối hợp của Bệnh viện Quân Y 175 và tổ bay thuộc Sư đoàn 370 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân cùng Binh đoàn 18 thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc Phòng). Khi có lệnh cấp cứu từ Bộ Quốc phòng, bệnh viện sẽ phối hợp các đơn vị sẵn sàng cơ động trực thăng, lực lượng cấp cứu, thực hiện nhiệm vụ.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 3

Chuyến bay cấp cứu bằng trực thăng đưa bệnh nhân từ đảo Trường Sa về đất liền chính thức hạ cánh trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân Y 175.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 4

Sáng nay, bệnh viện thực hiện 2 chuyến bay cấp cứu. Chuyến đầu tiên vận chuyển một bệnh nhân bị tai nạn đa chấn thương nặng. Trực thăng còn lại đưa một người bị xuất huyết não còn trong "thời gian vàng" cấp cứu đến bệnh viện. Ê-kíp cấp cứu đường không gồm 4 người, nhanh chóng vận chuyển các bệnh nhân ra ngoài bằng băng ca.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 5

Thang máy được bố trí ngay sân thượng tòa nhà. Bệnh nhân được vận chuyển xuống khu vực tiếp nhận bệnh đã có nhân viên y tế chờ sẵn. Chưa đầy 3 phút, ê-kíp cấp cứu đưa người bệnh từ sân đỗ xuống phòng cấp cứu để can thiệp, điều trị.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 6

Trung tá Phạm Ngọc Hoài, phi công cấp 1 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, từng tham gia rất nhiều chuyến bay cấp cứu tại Trường Sa. "Tổ bay và bác sĩ cần phối hợp linh hoạt để điều chỉnh độ cao, tốc độ bay phù hợp với tình trạng bệnh nhân trên các chuyến cấp cứu", trung tá Hoài chia sẻ.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 7

Bệnh viện Quân Y 175 là đơn vị đa khoa chiến lược tuyến cuối phía nam của quân đội. Trong những năm qua, đơn vị này hỗ trợ cấp cứu, điều trị cho hơn 30.000 lượt cả quân và dân tại Bệnh xá đảo Trường Sa.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 8

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết cấp cứu ngoại viện là công tác quan trọng mà thành phố đặc biệt quan tâm. TP.HCM kỳ vọng trong tương lai, ngoài Bệnh viện Quân Y 175, trực thăng cấp cứu có thể hạ cánh ngay trên nóc bệnh viện, sắp tới là Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhân dân 115…

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 9

Thiếu tướng, Phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175, nhận định trực thăng cấp cứu mang đến nhiều cơ hội sống hơn cho trường hợp tối khẩn như bệnh nặng, đột quỵ, tai nạn…, tranh thủ được “giờ vàng” để người bệnh có chất lượng điều trị tốt, hạn chế di chứng.

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động - 10

Ngoài phục vụ vận chuyển cấp cứu cho chiến sĩ và người dân gặp tai nạn ở Trường Sa, trong tương lai, sân bay trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 là trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ, đường thủy, đường không, giải quyết tất cả tình huống, sự cố thảm họa, thiên tai…, đảm bảo phục vụ tốt sức khỏe cán bộ, người dân TP.HCM và khu vực lân cận.

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn