RPG-7: Vũ khí diệt tăng 'trẻ mãi không già'

Thời sựThứ Sáu, 02/05/2014 08:30:00 +07:00

Đã trải qua 50 năm chinh chiến song các đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già, nó vẫn là vũ khí diệt tăng làm khiếp đảm mọi xe tăng hiện đại.


Đã trải qua 50 năm chinh chiến song các đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già, nó vẫn là vũ khí diệt tăng làm khiếp đảm mọi xe tăng hiện đại trên thế giới.

RPG-7 là loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1961. Ngay khi được đưa vào sử dụng RPG-7 đã chứng tỏ là một loại vũ khí diệt tăng vô cùng hiệu quả. Nó đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột khác nhau từ những năm 1960 cho đến tận hôm nay.

Đặc biệt, RPG-7 đã chứng minh uy lực diệt tăng siêu hạng của nó trong Chiến tranh Việt Nam, được Việt hóa với cái tên B41. Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 đã góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “thiết xa vận” của Mỹ-Ngụy.

Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
 Cho dù đã trải qua hơn 50 năm chinh chiến song đặc tính kỹ chiến thuật của RPG-7 vẫn trẻ mãi không già.
Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.

Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL  với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao.

Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép. Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.

Nó hoạt động như một dạng “bẫy đầu đạn” RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
 Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ bị thủng một lỗ lớn do RPG-7.

Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.

Đặc biệt, trong trường hợp một đầu đạn thứ 2 phát nổ tại khung bảo vệ mặc dù nó khó lòng xuyên thủng được giáp bên trong của xe nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực bọc giáp mỏng hoặc ở khu vực kính chắn gió.

Bên cạnh đó, hiệu quả của khung bảo vệ này còn phụ thuộc vào loại đầu đạn từ nhà sản xuất có đường kính 70 hoặc 90mm. Hiệu quả bảo vệ được đánh giá vào khoảng 50-70% đối với vụ nổ thứ nhất và vụ nổ thứ 2.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất phương Tây đã cho ra đời loại giáp thanh mới được gọi là hệ thống lưới bảo vệ hybrid được áp dụng cho hầu hết  các phương tiện chiến đấu bọc thép triển khai hoạt động ở Afghanistan.

Gần đây các loại giáp thanh này cũng được triển khai hoạt động ở Mali và các khu vực khác ở châu Phi cho thấy hiệu quả cao hơn so với các giải pháp bảo vệ không sử dụng lưới bảo vệ tiên tiến nhất đặc trưng là giáp phản ứng nổ.
Giáp lồng một giải pháp để đối phó với RPG-7 nhưng nó không hoàn toàn giúp những chiếc xe thiết giáp bên trong an toàn hơn trước cuộc tấn công bằng RPG-7.
Giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7. Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn “Tandem”, đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn “tandem” này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.

Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất RPG-7 cũng tích cực tiến hành các biện pháp cải tiến để giúp RPG-7 vượt qua các loại giáp lồng. Họ sử dụng một lớp bảo vệ phần chóp nón của đầu đạn giúp nó không bị bóp méo khi va đập  vào các thanh chắn làm giảm khả năng bị đoản mạch trong chuỗi kích nổ của nó.

Theo một số nguồn tin, trong năm 2012, các nhà sản xuất RPG-7 đã giới thiệu một giải pháp để vượt qua giáp lồng. Họ thêm 2 tấm nhựa bền giữa 2 lớp dẫn điện trong hình chóp nón. Hai tấm nhựa này sẽ ngăn chặn quá trình đoản mạch khi đầu đạn bị bóp méo. Các đầu đạn vẫn có thể phát nổ ngay cả khi bị bóp méo trong quá trình xuyên qua lưới bảo vệ.

Cuộc đua giữa RPG-7 và các phương tiện bọc giáp vẫn diễn ra khá ác liệt nhưng xem chừng lợi thế vẫn nghiêng về phía RPG-7 trong những cuộc chạm trán trên chiến trường.

Theo Kienthuc.vn
Bình luận
vtcnews.vn