‘Ronaldo đệ nhị’: Chiêu trò cũ, kiếm bạc tỷ

Thể thaoThứ Bảy, 17/08/2013 07:00:00 +07:00

(VTC News)-Gareth Bale đang sử dụng chiêu bài cũ rích của giới cầu thủ để tới Real?

(VTC News)-Gareth Bale đang sử dụng chiêu bài cũ rích của giới cầu thủ để tới Real?

Real muốn sở hữu Gareth Bale, còn bản thân cầu thủ người xứ Wales dường như đã chán Tottenham. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Chủ tịch Daniel Levy chưa thả Bale nếu chưa nhận được khoản tiền chuyển nhượng khổng lồ lên tới 140 triệu Bảng.

Trò mèo của Gareth Bale

 Bale đang diễn trò cũ rích của giới cầu thủ.

Real giàu có, nhưng chưa tới mức hợm hĩnh bỏ ra số tiền lớn như vậy để sở hữu một cầu thủ chưa đạt tới tầm đẳng cấp như Ronaldo. Thế nên, không quá bất ngờ khi báo chí Anh đưa tin Bale đang diễn trò với Tottenham, như không tiết lộ kế hoạch tương lai của mình với bất cứ đồng đội nào và không thi đấu ba trận đầu tiên của mùa bóng mới vì chưa bình phục chấn thương. Nhưng để đạt được mục đích, Bale sẽ phải thông qua người đại diện của mình.

1. Người đại diện

Trong bóng đá hiện đại, người đại diện ngày càng trở nên quan trọng đối với cầu thủ. Bởi nhờ các ‘cò’ mà cầu thủ có thể tới với các đội bóng ưng ý. Chính vì vai trò đó mà người đại diện thường đẩy mức phí chuyển nhượng của một cầu thủ lên cao hơn so với giá trị thực để hưởng khoản tiền hoa hồng.

Trước thực trạng này, FIFA đã có những chủ trương nhằm làm giảm vai trò của người đại diện. Tuy nhiên, cho tới nay, kế hoạch đó vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, nên trên thị trường chuyển nhượng giá trị của cầu thủ tiếp tục có cơ hội ‘nhảy múa’.

2. Lừa gạt, ăn vạ

Bóng đá vốn sôi động, có tính chất đối kháng cao. Đây chính là một trong những lý do môn thể thao vua thu hút số đông khán giả tới sân xem cầu thủ thi đấu. Nhưng cầu thủ càng ngày biến sân cỏ thành… sân khấu, với các pha ăn vạ lộ liễu, lừa gạt trọng tài. Thậm chí họ còn móc ngoặc với dân xã hội đen để làm ‘độ’ kết quả các trận đấu.

Bale đi đâu?

 Bale cũng là một cầu thủ rất giỏi ăn vạ.

3. Ma lực của đồng tiền

Bóng đá ngày nay đang trở thành một ngành kinh doanh béo bở hơn là thể thao đích thực. Với cầu thủ, cứ CLB nào mời gọi lương cao là họ tới. Thế nên, để đạt được mục đích, họ sẵn sàng làm tất, kể cả việc từ chối ra sân thi đấu.

Còn CLB, vì muốn sở hữu cầu thủ mơ ước và các danh hiệu cao quý đã không ngần ngại bỏ ra những khoản tiền chuyển nhượng khổng lồ. Để bù đắp chi phí, CLB, ngoài những khoản tiền của các nhà tài trợ chỉ còn cách bòn rút túi tiền của CĐV thông qua việc nâng giá vé vào sân.

4. Ma túy và rượu

Với số tiền lớn kiếm được, không ít cầu thủ đã đã ‘đốt’ cùng ‘cánh khói của ma túy’. Nhẹ hơn, họ tìm tới các quán bar uống rượu giải khuây. Còn khi hứng chí lên, họ bù khú với những ả đào bốc lửa. Cũng vì thế, không ít cầu thủ đã đánh mất cả sự nghiệp khi đang ở độ tuổi sung mãn nhất. Còn CLB ít nhiều bị ảnh hưởng về tên tuổi.

Vì tiền, Bale khát khao tới Real?

 Vì tiền, Bale khát khao tới Real?

5. Sức mạnh của chính cầu thủ

Luật Bosman ra đời là nhằm bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ. Nhưng mặt trái của nó lại tăng thêm quyền năng cho họ. Thế nên, trước khi đáo hạn hợp đồng một năm, nếu đang đạt phong độ cao, cầu thủ có thể làm khó đội bóng chủ quản bằng cách đòi tăng lương, nếu không sẽ chuyển tới các đội bóng khác. Còn nếu không đạt được mục đích, họ có thể từ chối thi đấu.

Nhưng 'vỏ quýt dày luôn có móng tay nhọn'. Bale hãy cứ đợi đấy!

T.Hương

Bình luận
vtcnews.vn