Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn

Thời sựThứ Hai, 25/04/2016 12:00:00 +07:00

Căn biệt thự từng là nơi Ngô Đình Cẩn dùng để nghỉ mát và thưởng thức những thú vui bây giờ là cảnh hoang tàn và nguội lạnh đến mức “rợn người".

(VTC News) – Căn biệt thự từng là nơi Ngô Đình Cẩn dùng để nghỉ mát và thưởng thức những thú vui của bản thân bây giờ là cảnh hoang tàn và nguội lạnh đến mức “rợn người”.

Video: Biệt thự hoang tàn, nguội lạnh của Ngô Đình Cẩn

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì Ngô Đình Cẩn sinh ngày 01/11/1910 tại Phủ Cam (tên thánh Jean Baptiste) con thứ năm của ông Ngô Đình Khả và bà Phạm Thị Thân.
 
Tên tục lúc nhỏ của Ngô Đình Cẩn là Cậu Ụt hay Cậu Út (út ở đây không phải là con út). Tên này chỉ được gọi trong gia đình chứ đám thuộc hạ không ai dám gọi.
 
Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp ba, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế) Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn bỏ học luôn.

Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học.
Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học. 

Khi Ngô Đình Khả bị bãi quan, gia đình Cẩn bắt đầu sa sút. Các anh của Cẩn người thì lập gia đình ra ở riêng, người đi làm quan hoặc học bên trời Tây, các chị cũng yên bề gia thất nên Cẩn phải chăm sóc mẹ già. Chính vì điều này nên Cẩn được các anh chị cưng chiều.
 
Các anh của Ngô Đình Cẩn biết thằng em ngổ ngáo bất trị, ham chơi, lười học, mỗi khi về thăm mẹ là bà Phạm Thị Thân đều khuyên răn thằng em để thành tài. 

Thế nhưng Cẩn dựa vào việc hiếu chăm sóc mẹ già, kể công rằng: “Các anh đi hết. Tui mắc lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui ri là được rồi. Tui mô có muốn làm quan.”


Sau này anh ruột của Cẩn là Ngô Đình Diện lên làm tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cẩn được cử làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung – Tây Nguyên. 

Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏa mãn bản thân. Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên – cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Huế: “Ngô Đình Cẩn có rất nhiều trò như đá gà, câu cá, chơi chim, đi săn…cho dù khi đã trở thành cố vấn Trung phần thì Cẩn vẫn thích những thú vui đó”.

Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân.

Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.

Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).
Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).

Theo tài liệu, khu đất mà Cẩn cho xây căn biệt thự nguyên là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn). Sau đó, ông bán lại cho một quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo, con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) để lập vườn.

Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Cẩn. Tại đây, Cẩn cho xây dựng một số công trình: Khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả…biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.

Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và tử hình. Biệt thự xa hoa trở nên vắng chủ từ đó.

Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.
Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình, căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.

Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm. Hệ thống bậc thang ở mặt tiền của biệt thự với hai bậc thang ở hai bên. Bên trong có nhiều phòng được xây ở hai bên.

Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn.
Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. 
Bậc thang lên căn biệt thự sau những tháng ngày bỏ không trở nên cũ kỹ, cỏ mọc xung quanh.
Cỏ dại mọc đầy ở những bậc thac lên căn biệt thự. 

Phía trước có nhà Thủy tạ với diện tích chừng 5m2, được thiết kế theo kiểu phong kiến với cột hình rồng và 4 mái xung quanh. Ở đường ra vào, có hồ Khánh Nguyệt với hệ thống núi và suối đá nhân tạo.

Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm.
Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm. 
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.

Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự.
Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự. 

Xung quanh là cây cối mọc um tùm. Dưới mỗi cây ăn quả của Cẩn là những thân phận oan ức. Tương truyền, ngày xưa những ai chống đối Cẩn thì ông đem về nhà rồi giết và chôn vào gốc cây để làm phân bón cho cây.

Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối.
Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối. 

Bước vào khu biệt thự, cảm giác lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ. Không gian biệt thự hoang tàn, vắng hoe, không một bóng người. 

Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến rợn người.
Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến "rợn người".

Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.
Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.

Năm 1993 căn biệt thự kể trên được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. 


Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp

Bình luận
vtcnews.vn