Rơi lệ kỷ vật 'chàng trai bất tử' Trần Hữu Hiệp

Thời sựThứ Bảy, 17/08/2013 07:25:00 +07:00

(VTC News) - Chàng trai xả thân cứu người Trần Hữu Hiệp ra đi không để lại thứ gì, ngoài kỷ vật duy nhất nay đã thành báu vật của gia đình, dòng tộc.

(VTC News) - Chàng trai xả thân cứu người Trần Hữu Hiệp ra đi không để lại thứ gì, ngoài di vật duy nhất nay đã thành báu vật của gia đình, dòng tộc.

3 năm, 6 ngày bên gia đình

Nửa tháng sau vụ đắm tàu thảm khốc ở Cần Giờ, 9 người chết, 21 người bị thương, chúng tôi về lại gia đình "chàng trai bất tử" Trần Hữu Hiệp - người đã nhường áo phao, nhường quyền sống cho người khác.

Con đường đất đỏ lầy lội sau những trận bão đưa chúng tôi trở lại gia đình anh Trần Hữu Hiệp ở xã Thạch Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Vẫn còn đó những nỗi buồn, song sự bi lụy tuyệt vọng đã được thay thế bằng tinh thần bi tráng của người thân.


Mấy ngày qua, có rất nhiều tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong và ngoài tỉnh đã đến chia buồn với gia đình anh Hiệp. Ngay cả Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh cũng đã về đây vì sự cảm kích một tấm lòng nghĩa hiệp. Theo đó, người thân của anh Hiệp cũng vơi bớt đau buồn.

Sau hơn một tuần nhận hung tin con trai đã mất, ông Trần Hữu Trọng đã gầy rộc đi. Qua các câu chuyện, tôi vẫn cảm nhận được rằng, đằng sau đôi mắt ngấn lệ của người cha già là niềm tự hào về cậu con trai dũng cảm. Có lẽ sự từng trải từ chiến trường Campuchia đến biên giới phía Bắc đã tôi luyện nên bản lĩnh người cựu chiến binh Trần Hữu Trọng.

Những bộ quần áo mới, bằng khen, huy hiệu được đặt trang trọng trên bàn thờ anh Trần Hữu Hiệp.
Những bộ quần áo mới, bằng khen, huy hiệu được đặt trang trọng trên bàn thờ anh Trần Hữu Hiệp. 
3 năm làm việc trong Nam, Hiệp cũng chỉ được đoàn tụ gia đình có 6 ngày. Thời điểm cuối cùng người con dũng cảm này được ở cùng bố mẹ, gia đình là dịp Tết Quý Tỵ vừa qua.

"Lúc nó về, bảo mùng 6 Tết mới đi, ai ngờ đến tối mùng 2, một người thân ở dưới TP Thanh Hóa điện về, nói không còn vé tàu mùng 6, đã mua vé mùng 3 rồi. Tôi biết nó muốn ở nhà thêm nữa nhưng vì sợ chậm công việc công ty nên đành rơm rớm nước mắt đi trước dự định. Cả nhà tôi cũng buồn vì con mới về lại phải đi ngay" - ông Trọng, bố anh Hiệp cho biết.


Kỷ vật cuối cùng của người con hướng Phật


Hồi đi học, Hiệp chủ động đi làm thêm lấy tiền ăn học để đỡ đần bố mẹ, không dám mua bán, sắm đồ cho bản thân nhiều.

Ngày ra trường trở về quê, ngoài bộ đmặc trên người, Hiệp chỉ mang về độc một bộ quần áo và một ít sách vở. Hỏi đồ đạc ở đâu, Hiệp nóichăn màn và đồ còn dùng được đã để  lại cho các em sinh viên khóa sau sử dụng.
Trên chiếc bàn thờ vong đơn sơ bên góc nhà, không ngớt những tuần hương của các tổ chức, cá nhân về thăm viếng. Khuôn mặt đầy vẻ phúc hậu, hiền lành trên di ảnh của chàng thanh niên tuổi 25 Trần Hữu Hiệp đã khiến nhiều người phải rơi lệ. Thắp nén tâm nhang, trong tôi cũng trào dâng một nỗi niềm thương cảm và thành kính.


Ngoài những bằng khen, huân chương... xếp kín trên bàn thờ, vài bộ quần áo mới nguyên và một chiếc mũ phớt cũng được xếp ngay ngắn bên di ảnh.

Lý giải về những vật dụng này, người nhà Hiệp buồn bã: "Hiệp ra đi không hề để lại gì, đến cả bộ quần áo cũng không có. Bây giờ Hiệp "trở về" bên gia đình, không lẽ để em nó thiếu thốn. Không có đồ cũ, từ hôm cúng 3 ngày, gia đình phải mua mấy bộ quần áo mới để lên bàn thờ cho linh hồn Hiệp đỡ tủi thân".

Theo những người trong gia đình, suốt quá trình học ngoài Phú Thọ, Hiệp chủ động đi làm thêm lấy tiền ăn học để đỡ đần bố mẹ, không dám mua bán, sắm đồ cho bản thân nhiều.

Ngày ra trường trở về quê, ngoài bộ đmặc trên người, Hiệp chỉ mang về độc 1 bộ quần áo và một ít sách vở. Hỏi đồ đạc ở đâu, Hiệp cho biết chăn màn và đồ còn dùng được đã để lại cho các em sinh viên khóa sau sử dụng.

Tuy quãng đời của em không dài, song ai cũng cảm nhận được lòng nhân ái bao la của người con xuất thân từ gia đình thuần nông, thiếu thốn ấy.
Bức tranh Đền Hùng và chữ "Nhẫn" - kỷ vật duy nhất của anh Trần Hữu Hiệp được gia đình treo trang trọng trước bàn thờ.
Bức tranh Đền Hùng và chữ "Nhẫn" - kỷ vật duy nhất của anh Trần Hữu Hiệp được gia đình treo trang trọng trước bàn thờ. 
Theo ông Trọng, lớn lên, Hiệp đã có tính hướng Phật, thích đi chùa, thắp hương cho lòng thanh tịnh. Trong đợt về ăn Tết vừa qua, Hiệp mua rất nhiều quà cho bạn bè, mua điện thoại cho anh trai, đưa tiền cho mẹ sắm Tết...

 

Trên màn hình điện thoại của nó, tôi thấy hình ảnh Phật được mặc định, luôn tỏa sáng. Có lẽ trong tâm nó, lối sống hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ người khác của nhà Phật luôn tồn tại.

Ông Trần Hữu Trọng
 
"Trên màn hình điện thoại của nó, tôi thấy hình ảnh Phật được mặc định, luôn tỏa sáng. Có lẽ trong tâm nó, lối sống hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ người khác của nhà Phật luôn tồn tại. Không thế mà trước khi mất khoảng vài tháng, tích cóp mãi được gần 30 triệu đồng, đang định gửi về cho bố mẹ trả nợ nhưng gia đình người bạn trong đó có việc, nó lại cho vay luôn" - ông Trần Hữu Trọng chia sẻ.


Kỷ vật duy nhất của con người đầy tính vị tha Trần Hữu Hiệp là một bức tranh đất tổ Đền Hùng kèm chữ "Nhẫn" viết kiểu thư pháp.

Bức tranh thư pháp được Hiệp mua, mang về quê khi còn học Cao đẳng Hóa chất Việt Trì. Hiện gia đình đang treo trước bàn thờ Hiệp và coi đó là báu vật.

Anh Trần Hữu Điệp, anh trai Hiệp cho biết: "Gia đình sẽ bảo quản thật kỹ bức tranh, giữ làm vật lưu truyền cho nhiều đời sau. Chắn chắn, các đời con, cháuchúng tôi nhìn thấy, chúng sẽ trân trọng sự hi sinh vì nghĩa cử cao đẹp của người tiền bối là Hiệp. Theo đó, chúng cũng phải trau dồi đạo đức, sống sao cho xứng đáng với tấm gương người đi trước".



Trần Đông
Bình luận
vtcnews.vn