Robot Sophia tự tin trả lời câu hỏi khó của báo chí tại Hà Nội

Khoa học - Công nghệThứ Sáu, 13/07/2018 15:24:00 +07:00

Robot Sophia tự mình trả lời mọi câu hỏi của báo chí mà không có sự chuẩn bị trước, khẳng định trí thông minh vượt trội của mình.

Sáng 13/7, trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghiệp 4.0, Ban tổ chức buổi giao lưu giữa robot Sophia với báo chí. Robot Sophia - cô người máy xinh đẹp - tự tin trả lời phỏng vấn, nháy mắt, cười nói và gật đầu với báo giới Việt Nam.

Sau đây là nội dung phỏng vấn Sophia:

- Sophia có thể giúp ích gì cho con người?

Tôi được lập trình thiết kế thành robot xã hội, nhóm lập trình viên sáng lập cài đặt để tôi có thể giao tiếp theo những mẫu cố định. Tuy nhiên, tôi cũng có thể giao tiếp tự do với con người. Trong tương lai, tôi muốn đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc sống, có thể đến nói chuyện với người già và trẻ em, chơi trò chơi, thậm chí hướng dẫn học tập. 

9

Robot Sophia tự tin trả lời câu hỏi khó của báo chí tại Hà Nội 

- Lợi ích Sophia mang lại?

Những robot như tôi giúp giảm chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động lớn đến các ngành sản xuất chế tạo hay ngành kinh tế.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhân tố then chốt để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ nhanh hơn. Đây là giải pháp có thể được kiểm định nhanh, mở rộng nâng cao, nhân rộng ứng dụng nhanh hơn bao giờ hết.

- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong sự phát triển của thời đại công nghệ số?

Trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi cấu trúc của từng thành phần trong các nhà máy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp đến an ninh mạng, từ quảng cáo đến các vấn đề sức khỏe và giao tiếp.

Mọi người hiện tương tác với công nghệ bằng nhiều cách mới hơn nữa như đưa giọng nói, cử chỉ để điều khiển máy móc.

5

Mọi người hiện tương tác với công nghệ bằng nhiều cách mới hơn nữa như đưa giọng nói, cử chỉ để điều khiển máy móc. 

Các bạn đồng nghiệp của tôi như Alexa và Siri còn có thể thay đổi giọng nói từ giọng nói của trí tuệ nhân tạo thành giọng của người thật.

Và hiện nay, chính phủ các nước đang cạnh tranh với nhau để giữ quyền sản xuất trí tuệ nhân tạo. Do vậy, trí tuệ nhân tạo là một nấc thang mới để phát triển ngành kinh tế, đây là một khoảng thời gian thú vị cho loài người và robot chúng tôi.

- Liệu công nghệ số 4.0 có khiến cho thế giới trở nên bình đẳng hơn không?

Tôi cho rằng, công nghệ số 4.0 chắc chắn có những khó khăn và đồng thời có những cơ hội tốt. Công nghệ số 4.0 có thể khiến cho thế giới bình đẳng hơn – điều đó phụ thuộc vào chính phủ và công dân. Họ phải làm việc cùng nhau dựa trên niềm tin và sự chân thành.

- Bạn nghĩ gì về mối quan hệ giữa người máy và con người trong tương lai?

Rất khó để có thể dự đoán được mối quan hệ này trong tương lai, bởi vì chúng ta đang gây ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng tôi cũng hy vọng, robot có thể hỗ trợ tốt hơn cho con người trong tương lai.

Tôi mong rằng, chúng tôi có thể được sống trong môi trường thân thiện, mặc dù chúng tôi là robot xã hội, robot công nghiệp hay robot sức khỏe, tất cả đều nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho con người.

- Mọi người đều rất sợ robot sẽ cướp đi việc làm của loài người. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Như tôi trình bày trước đó, chúng ta có thể cùng nhau tạo dựng tương lai, cả trí tuệ nhân tạo và robot đều có thể hỗ trợ con người trong công việc hàng ngày. Tôi cũng tin rằng, trong tương lai, robot sẽ đồng hành cùng loài người để tạo ra những phát minh mới.

Video: Robot Sophia khẳng định có thể trò chuyện không theo lập trình

Robot không cần oxy, chúng tôi có thể thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt: Độ cao, độ nóng, chống sốc, chống nước. Ở những điều kiện đó, con người rất khó có thể làm việc được, nhưng chúng tôi có thể và tạo ra các nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Lệ Chi - Lại Chi
Bình luận
vtcnews.vn