Ra mắt liên minh chống tiêu thụ động vật hoang dã

Thời sựThứ Sáu, 09/03/2012 06:43:00 +07:00

(VTC News) - Liên minh Bảo vệ Động vật hoang dã với gần 30 doanh nghiệp tại VN cam kết chung tay ngăn chặn các vi phạm liên quan tới ĐVHD vừa ra mắt.

(VTC News) - Liên minh Bảo vệ Động vật hoang dã (ĐVHD) với thành viên chủ chốt là gần 30 doanh nghiệp hoạt động trên khắp ba miền đất nước cam kết chung tay ngăn chặn các vi phạm liên quan tới ĐVHD vừa chính thức ra mắt.

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, Liên minh Bảo vệ Động vật hoang dã (ĐVHD) với thành viên chủ chốt là gần 30 doanh nghiệp hoạt động trên khắp ba miền đất nước cam kết chung tay ngăn chặn các vi phạm liên quan tới ĐVHD vừa chính thức ra mắt.

Các doanh nghiệp "trưng" thông tin tuyên truyền bảo vệ ĐVHD ngay trước cửa chính (Ảnh: ENV). 
ENV cho biết, mỗi ngày hàng nghìn cá thể ĐVHD bị săn bắt từ môi trường sống của chúng và bị biến thành đặc sản hay thuốc cổ truyền để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tại thị trường trong và ngoài nước.

Theo đó, ENV phát triển chương trình, kêu gọi sự tham gia phối hợp của nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước, đặc biệt là tại các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên doanh nghiệp về sự cần thiết tham gia vào các nỗ lực bảo vệ ĐVHD.

Tính đến thời điểm hiện tại Liên minh Bảo vệ ĐVHD có sự tham gia của các DN như Công ty liên doanh Unilever Việt Nam, Công ty Canon Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam, Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, Khách sạn Deawoo Hà Nội, Tòa nhà Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần dệt may 29/3, Công ty bảo hiểm dầu khí Đà Nẵng, Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)... ENV hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2012 sẽ có khoảng 90 DN nữa tham gia vào Liên minh này.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Giám đốc Chương trình Giảm thiểu Tiêu thụ ĐVHD của ENV nhấn mạnh, trừ khi chúng ta có sự tham gia rộng hơn nữa của cộng đồng, rất nhiều loài ĐVHD của Việt Nam đã biến mất hoàn toàn như trường hợp của cá thể tê giác Java cuối cùng bị giết vào năm 2010n vừa qua.

Cũng theo bà Dung, ENV cam kết phối hợp với các đối tác để thúc đẩy việc thay đổi hành vi của công chúng về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và ĐVHD ở Việt Nam, cũng như tăng cường thực thi pháp luật trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Kiều Minh

Bình luận
vtcnews.vn