Quyết định đưa Triều Tiên vào danh sách tài trợ khủng bố của ông Trump ẩn chứa điều gì?

Thế giớiThứ Tư, 22/11/2017 07:52:00 +07:00

Các chuyên gia quốc tế nhận định có lý do đáng sợ ẩn chứa sau tuyên bố đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố của Tổng thống Mỹ ngày 20/11.

Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố, đồng thời nhấn mạnh quyết định này sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt và cấm vận lên Triều Tiên và những người có liên quan, đồng thời gây áp lực cho các chiến dịch nhằm cô lập Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia không đồng tình với quan điểm cho rằng những biện pháp bổ sung chống lại Bình Nhưỡng sẽ thúc đẩy quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên.

Các chuyên gia nhận định, việc đưa Triều Tiên khỏi danh sách tài trợ khủng bố vào năm 2008 là bước đi quan trọng của chính quyền Tổng thống Mỹ George W. Bush trong nỗ lực đẩy mạnh đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bằng việc đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump mở ra cánh cửa hậu cho khả năng sử dụng biện pháp quân sự để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, dưới cái cớ không đàm phán với khủng bố, các chuyên gia lý giải.

1047454436 - Trump

 Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Chuyên gia chính sách kinh tế và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương Sourabh Gupta nhận định, tuyên bố trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ khiến cho các biện pháp ngoại giao ngày càng trở nên xa vời và không giúp ích gì được cho tình hình hiện tại.

“Đây chỉ là một bước nhỏ cho việc chuẩn bị hành động quân sự. Nó khiến cho giải pháp ngoại giao càng trở nên xa vời. Ngay cả những cuộc đối thoại bàn về các cuộc tiếp xúc để đi đến bàn đàm phán mắc kẹt ở thời điểm này. Những chiêu bài như thế này không giúp ích được gì cả”, ông Gupta nhận định.

Chuyên gia Eric Sirotkin cho rằng nguyên nhân dẫn đến điều này là do Washington đang trở nên thiếu kiên nhẫn do Mỹ không thể thực hiện những thay đổi mà Mỹ muốn ở Triều Tiên thông qua các giải pháp khác ngoài biện pháp quân sự.

“Hành động quân sự không phải là giải pháp, do đó họ muốn ra vẻ như sẽ có thêm hành động gia tăng, nhưng ý tưởng về những lệnh trừng phạt bổ sung dường như sáo rỗng bởi lẽ đã có nhiều hành động [tương tự] ở thời điểm hiện tại mà không đủ sâu để tạo ra khác biệt”, ông Sirotkin nhận định.

Video: Biển người đổ về BÌnh Nhưỡng phản đối ông Trump

Các chuyên gia cũng bác bỏ tuyên bố của Washington rằng Triều Tiên tài trợ khủng bố toàn cầu. Ông Gupta cho rằng chỉ có duy nhất 1 trường hợp khẳng định điều này, đó là vụ ám sát người được cho là Kim Jong-nam, anh trai của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 13/2. Nhưng vụ ám sát này cho đến nay vẫn còn nhiều ẩn số.

Ông Sirotkin lại cho rằng, không có lý do hợp lý nào để chính quyền Tổng thống Trump giải thích cho việc đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách quốc gia tài trợ khủng bố, đồng thời nhận định điều này vi phạm những bộ luật mà nó dựa vào khi kết luận 1 quốc gia tài trợ khủng bố đòi hỏi phải chứng minh được quốc gia đó lặp đi lặp lại hành động tài trợ khủng bố.

Chuyên gia này cũng nhận định, dù có bất đồng với chính sách của Triều Tiên, dù có muốn giải giáp vũ khí hạt nhân nhưng thực tế tất cả những điều này không đáp ứng được yêu cầu của việc định nghĩa Triều Tiên là quốc gia bảo trợ khủng bố.

171112-N-ZZ999-555 3

 Biên đội 3 tàu sân bay của Mỹ tập trận gần bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Việc Bình Nhưỡng chưa đáp trả chính thức tuyên bố của Washington khiến một số chuyên gia lo ngại rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể xấu đi.

“Tôi cảm giác trong vài tháng tới, tình hình sẽ trở nên rất, rất tồi tệ bở lẽ chính quyền Tổng thống Trump tin rằng ảnh hưởng của mình đang bị phủ nhận khi Triều Tiên sở hữu ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Niềm tin cho rằng vẫn còn giải pháp quân sự, theo tôi đánh giá là niềm tin hoàn toàn sai lầm”, ông Gupta nói.

Theo bạn có khả năng xảy ra chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên không?

Nguyễn Tiến
Bình luận
vtcnews.vn