"Quy hoạch không hề tính 'dời đô' lên Ba Vì"

Thời sựThứ Ba, 15/06/2010 04:17:00 +07:00

(VTC News) – "Ba Vì chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ tầm nhìn đến năm 2050", Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nói trước QH.

(VTC News) - “Ba Vì trong ý tưởng Quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các Bộ, ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết  trước Quốc hội tại buổi thảo luận về quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, sáng 15/6.

Không có chuyện “dời đô”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (Ảnh: VNN)
Làm rõ nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc “Trung tâm hành chính Quốc gia (HCQG) chuyển lên Ba Vì”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh: toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước, vì trong Thủ đô Hà Nội có trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính Quốc gia.

“Do vậy, không có khái niệm Trung tâm HCQG cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô, và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi” - Bộ trưởng Quân nói.
Cùng với đó, chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “Trung tâm chính trị” của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quân nhận định, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy HCQG, thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong TP Hà Nội. Hiện một số Bộ, ngành thuộc Chính phủ đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Cùng với đó, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số Bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.

T
heo phân tích, Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai (phù hợp về quy hoạch không gian, hạ tầng, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, đất đai...). Tuy nhiên, Bộ trưởng Quân khẳng định, Ba Vì trong ý tưởng Quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050.

“Trụ sở các Bộ, ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu. Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ... phải được nêu trong quy hoạch dài hạn” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói.

Con cháu chúng ta có đồng ý không?

Khẳng định ủng hộ và nhất trí cao với đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nhưng khi thảo luận trước Quốc hội, nhiều ĐB vẫn băn khoăn, góp ý xung quanh việc "Trung tâm HCQG chuyển lên Ba Vì".

ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: TTXVN) 
ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội) cho rằng, lựa chọn Ba Vì không thuyết phục và thiếu khoa học, không nên phân biệt trung tâm hành chính và chính trị.

Theo ĐB này, Trung tâm Ba Đình lên Ba Vì thì xa, khó cho điều hành kinh tế. Cùng với đó, dù quy hoạch đến năm 2050 nhưng khi dời đi thì kinh phí không nhỏ. “Xây dựng có nên lãng phí như vậy không?”, ĐB này còn đặt câu hỏi: “Đồ án có tính đến ý kiến con cháu chúng ta ngồi vào vị trí có đồng ý không?”.

ĐB Rcom Sa Duyên (Gia Lai) cũng bày tỏ không đồng tình với quỹ đất xây trung tâm hành chính tại Ba Vì, bởi Ba Vì có đa dạng sinh học, lá phổi xanh của Thủ đô - nếu đặt Trung tâm HCQG tại Ba Vì sẽ tác động phá đổi cấu trúc tự nhiên, trong khi nước ta đứng thứ 4 về suy giảm sinh thái. ĐB Duyên đặt câu hỏi: “Quy hoạch này không phù hợp với Quy hoạch trước đây hay sao?”.

ĐB Nguyễn Mịnh Thuyết (Lạng Sơn) còn ví von: “Ngay nhà mình dời bàn thờ đi khỏi 1m đã thành vấn đề, là việc đại sự rồi. Về phong thủy không ai đưa Chính phủ lên sơn cùng thủy tận… Theo tôi tránh ngẫu hứng khi thực hiện dự án” – ĐB Thuyết thẳng thắn.

Còn ĐB Nguyễn Đăng Vang (Bình Định) g
i ý, khu tây Hồ Tây giáp đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, 1 bên là hồ Tây… khu vực này cần dành ra làm Trung tâm hành chính vì nhà cửa còn ít, đất còn rộng, chúng ta có thể bồi thường cho người dân đến chỗ khác ở và coi đây là khu dự trữ có thể dùng trăm năm sau.

ĐB Nguyễn Thế Thảo (Chủ tịch UBND TP Hà Nội) khẳng định: Không có chủ trương nào về việc "dời đô", mà là khi có việc di dời các cơ quan trung ương thì có nêu xem xét di dời một số cơ quan hành chính mới từ khu vc lõi ra ngoài. Sau khi xem xét và tham khảo ý kiến chuyên gia và Thủ tướng Chính phủ có quyết định không xem xét xây dựng Trung tâm HCQG mà di dời một số bộ ra ngoài….

“Còn quỹ đất ở Ba Vì, lấy đây là khu đất dự trữ để xây dựng các cơ quan công cộng và có cả hành chính quốc gia…”.

Kiều Minh

Bình luận
vtcnews.vn