Mỹ 'co rúm' trước sức mạnh của máy bay trinh sát Nga

Quân sựThứ Sáu, 22/04/2016 12:05:00 +07:00

Washington chỉ còn biết ngậm ngùi ganh tị với những thành tựu của chương trình hiện đại hóa quân đội trong thời gian qua của Nga.

(VTC News) - Theo Kettlin Patterson, cựu chiến binh Lục quân Mỹ, Washington chỉ còn biết ngậm ngùi ganh tị với những thành tựu của chương trình hiện đại hóa quân đội trong thời gian qua của Nga.

Rõ ràng, việc chú trọng đầu tư với quy mô lớn và hết sức bài bản của Matxcơva trong đối với mục tiêu hiện đại hóa quân đội bước đầu đã mang lại những kết quả hữu hình đáng khích lệ, cựu chiến binh Lục quân Mỹ viết trên tạp chí The Diplomat.
Mỹ phải ganh tị trước sức mạnh của máy bay trinh sát Nga
Mỹ phải ganh tị trước sức mạnh của máy bay trinh sát Nga 
Dù muốn dù không, Mỹ cũng không thể phủ nhận thực tế việc Washington đang ganh tị với thành tựu của chương trình hiện đại hóa quân sự cho quân đội Nga, mà cụ thể là việc nâng cấp kho vũ khí thông thường, đặc biệt là các phương tiện tình báo điện tử và tác chiến điện tử.

Trong số này phải kể đến máy bay trinh sát IL-20, được Nga sử dụng khi tham chiến ở Syria ngay từ những ngày đầu tiên của chiến dịch.

Nhờ hệ thống radar quét vòng thu thập tất cả các thông tin trong một phạm vi rất rộng cả ban ngày, ban đêm cũng như trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, Il-20 có thể cung cấp cho các lực lượng quân đội Nga những thông tin đầy đủ về tình hình tại các khu vực quan tâm.

Một trinh sát cơ ấn tượng không kém mà ông Patterson đề cập đến là máy bay trinh sát tổ hợp Tu-214R.

Video: Máy bay trinh sát Trung Quốc bay sát tàu Việt Nam
TU-214R được trang bị hệ thống trinh sát điện tử (ELINT) cho phép phá sóng các loại thiết bị từ điện thoại di động, thiết bị thông tin cho đến sóng radar hay hệ thống tác chiến điện tử (EW) của đối phương.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy mạng của Lục quân Mỹ Ronald Pontius cũng thừa nhận, các máy bay trinh sát Nga là mối đe dọa cho nước Mỹ và hiện tại Washington không thể theo kịp tốc độ phát triển của chúng.

“Nước Mỹ để mất quá nhiều thời gian vào các hoạt động chống khủng bố và sa lầy vào hàng loạt các cuộc xung đột ở Iraq đến Afghanistan.

Kết quả là Mỹ không mấy để tâm đến các hoạt động tác chiến điện tử, vốn là vấn đề then chốt trong các chạy đua với các cường quốc như Nga hay Trung Quốc”, chuyên gia này bổ sung thêm.

Song Hy
(Nguồn: Sputnik)


Bình luận
vtcnews.vn