Quan ngại vấn đề lao động trẻ em ở châu Á

Tổng hợpThứ Hai, 06/02/2012 09:07:00 +07:00

Trẻ em thường xuyên bị bắt sản xuất ra những hàng hóa rẻ mạt - như đồ vứt đi ở các nước phát triển.

Mới đây, trên một số nguồn tin của Úc và Mỹ đã nổi bật lên vấn đề lao động trẻ em ở châu Á. Đặc biệt trong một bản báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ đề cập tới việc trẻ em thường xuyên bị bắt sản xuất ra những hàng hóa rẻ mạt - như đồ vứt đi ở các nước phát triển.
 
Báo cáo cho hay, các đồ như linh kiện điện tử, đồ chơi, quần áo và giầy dép là những vật dụng thường ngày được làm ra từ sức lao động của những đứa trẻ châu Á.
Do vậy, Sở lao động Mỹ đã phát hành một thông cáo trong đó liệt kê các sản phẩm lao động của trẻ em ở 140 quốc gia trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, trẻ em bị buộc phải làm hoa giả, đồ trang trí Giáng sinh, bông, linh kiện điện tử, pháo hoa và đồ chơi. Tại Pakistan, Bắc Triều Tiên và Miến Điện, trẻ em phải làm việc ở những cánh đồng bông và lúa mì, kể cả làm gạch, xi măng và cao su. Theo bản báo cáo, trẻ em ở một số nước còn làm những việc không thực sự phù hợp như thuốc lá vấn tay ở Bangladesh và Ấn Độ và thậm chí còn đóng phim ảnh khiêu dâm ở Việt Nam và Thái Lan. Đôi khi, chúng phải miễn cưỡng làm những việc này. Sudha Murali là một chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF ở Ấn Độ cho hay.
Một chuyên gia chuyên về bảo vệ trẻ em của UNICEF cho hay, có những đứa trẻ vì phản đối bố mẹ đã rút tiền tạm ứng. Điều này xảy ra ở những nơi sản xuất giống bông hay trồng bông, đồng thời phụ thuộc vào việc gia đình cần tiền như thế nào nếu sắp sửa phải tham dự một đám cưới hay những lúc ốm đau bệnh tật. Và tất nhiên, sau đó, những đứa trẻ sẽ bị bắt làm việc cật lực để trả nợ. Đây được xem là một hình thức nô lệ.
Chuyên gia UNICEF cho biết thêm, những công việc này cũng tương đối nguy hiểm, chẳng hạn khi nó liên quan đến việc làm bông trên đồng và phun thuốc trừ sâu... Khi phun thuốc, những đứa trẻ đang làm việc sẽ bị ảnh hưởng. Những đứa trẻ có thể bị chóng mặt, hay đau cơ bắp chân đối với các em nữ, nó gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Vì vậy, câu trả lời chắc chắn là có. Nó rất, rất khủng khiếp.
Phóng viên của Úc cho biết, theo báo cáo của Chính phủ Hoa Kỳ, dù không bị buộc, nhưng đôi khi, trẻ em vẫn phải làm việc trong điều kiện hết sức nguy hiểm. Và nếu đã làm việc thì thường xuyên nghỉ học là điều dễ hiểu. Ví dụ, trong ngành công nghiệp mía đường ở Philippines, trẻ em cũng thu hoạch mía cùng với bố mẹ. Chúng xuất thân từ các gia đình nghèo, đang nai lưng lên để kiếm tiền theo thời vụ và có thể sống khi không có việc làm. Daphne Culanag, nữ phát ngôn viên của tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Philippines, vừa nhận được 15 triệu đô la Mỹ để giúp những đứa trẻ có hoàn cảnh trên.
Chúng đang phải đối mặt với những thương tổn khi chặt hay phát cây mía, do những con dao hay dao phát mà chúng sử dụng. Những đứa trẻ này còn phải vác nặng, hay bị rơi xuống từ xe tải. Chúng cũng phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có hơn 215 triệu trẻ em phải làm việc sớm trên khắp thế giới, và 113 triệu người trong số đó thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là những con số đáng kinh ngạc... Tuy nhiên, Simrin Singh, nữ phát ngôn viên của Tổ chức Lao động quốc tế tại khu vực cho biết số lao động trẻ em phải làm việc sớm hiện có chiều hướng giảm.
Trong khi đó, tại Indonesia, chương trình chuyển giao tiền mặt đã được thành lập, ưu đãi cung cấp tiền mặt cho những gia đình gửi con em đến trường. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng. Ở các nước như Ấn Độ, cũng đã lập chương trình bữa ăn trưa cho trẻ em trong những ngày đến trường. Đây cũng được xem là một động lực rất lớn vì trẻ em được nuôi dưỡng đầy đủ, còn cha mẹ thì không phải lo lắng về việc ăn uống của trẻ.
Liệu có nên xem xét vấn đề lao động trẻ em ở độ tuổi chưa thành niên là một mối lo quan trong của xã hội hiện nay không? điều này chắn hẳn là có và phải được các cơ quan chức năng và tổ chức liên quan tại các quốc gia lưu tâm hơn nữa.
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận
vtcnews.vn