Tiết lộ 'kinh thiên động địa về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc cổ đại

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 10/11/2016 09:53:00 +07:00

Sự thật về các mỹ nhân thời cổ đại là như thế nào? Những mỹ nhân luôn được nói với vẻ đẹp "chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành" kia là...

Đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân cổ đại là Tây Thi, nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu có lẽ danh hiệu đệ nhất mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường.

Trong chính sử không tìm thấy những ghi chép cụ thể chỉ biết nàng vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp.

Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” vốn dành để miêu tả vẻ đẹp của Mao Tường, Li Cơ nổi tiếng trong “Trang Tử Tề vật luận”, và nàng mới chính là nguyên mẫu của vẻ đẹp “ cá lặn” chứ không phải Tây Thi.

Các văn nhân hậu thế khi nhắc đến vẻ đẹp của mỹ nữ đầu tiên đều nhắc đến Mao Tường rồi mới đến Tây Thi. Nhưng vì sao Mao Tường lại không nổi tiếng như Tây Thi?

tiet-lo-kinh-thien-dong-dia-ve-de-nhat-my-nhan-trung-quoc-co-dai

 Tranh vẽ minh họa

Thực ra, các mỹ nhân trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc mà còn dựa vào bối cảnh chính trị. Ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, vì thế mà trở nên nổi tiếng với hậu thế.

Xưa nàng Tây Thi xả thân cứu nước, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, Dương quý phi trở thành tác nhân gây ra “An sử chi loạn”.

Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường với cuộc sống bình yên chốn hậu cung nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới.

Còn Tây Thi thân nữ nhi yếu đuối nhưng lập nên “kỳ tích vĩ đại”, xả thân diệt Ngô, đối với hậu thế nàng luôn nhận được sự đồng cảm, ngưỡng mộ và thương cảm, cuộc đời nàng gắn với một giai đoạn lịch sử vì thế luôn được quan tâm, bình luận và trở nên nổi tiếng.

Ngoài ra, có một giả thuyết cho rằng, vào cuối thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn chính là một điển hình “anh hùng yêu mỹ nhân”, nếu Tây Thi thực tế mới là mỹ nhân đẹp nhất có lẽ Câu Tiễn đã đổi ý dùng Mao Tường thay Tây Thi đến nước Ngô làm gián điệp và những cái tên trong tứ đại mỹ nhân cổ đại có lẽ đã khác.

Sự đối lập giữa phim ảnh và đời thực

Có thể khẳng định rằng, dòng phim cổ trang của Trung Quốc phát triển rất mạnh. Phim đã góp công lớn trong việc quảng bá không chỉ lịch sử hào hùng mà còn phô diễn sức mạnh của Trung Quốc thông qua hình ảnh hoành tráng với cung điện nguy nga và dàn diễn viên “đẹp như hoa”.

Tuy nhiên, sự phổ biến của những bộ phim cổ trang đã khiến người xem bị... ngã ngửa khi biết được sự thật về bộ mặt cung cấm khi xưa, đặc biệt là vẻ đẹp các cung phi của vua.

tiet-lo-kinh-thien-dong-dia-ve-de-nhat-my-nhan-trung-quoc-co-dai-hinh-2

 Trong phim ảnh

Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Có thể dễ dàng thấy được rằng hình ảnh trên thực tế của vị phi tần này khác xa so với vẻ đẹp trên phim ảnh do diễn viên thủ vai.

Thục phi Văn Tú nổi tiếng là người đầu tiên li dị với hoàng đế. Cô xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi.

tiet-lo-kinh-thien-dong-dia-ve-de-nhat-my-nhan-trung-quoc-co-dai-hinh-3

 Và ngoài đời thực...?

Điều đáng chú ý là cô được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi.

tiet-lo-kinh-thien-dong-dia-ve-de-nhat-my-nhan-trung-quoc-co-dai-hinh-4

 Thục phi Văn Tú ngoài đời và do diễn viên thủ vai trong phim Mạt Đại hoàng phi. 

Cuộc sống trong cung của cô rất buồn bã và cô đơn. Nhà vua không hề quan tâm đến cô và Văn Tú bị hoàng hậu Uyển Dung ghen ghét. Sau này khi Phổ Nghi liên kết với quân Nhật, cô càng bị ghẻ lạnh hơn. Cuối cùng, cô đòi ly hôn với Phổ Nghi, trở thành phi tần đầu tiên dám đề đạt việc ly hôn vua và thành công.

Mỹ nhân phim Võ Tắc Thiên thon thả, phụ nữ nhà Đường mập mạp

Theo các tài liệu lịch sử, vào thời Đường phụ nữ mập mạp, tròn trịa được coi là phụ nữ đẹp.

Chính vì thế, những cô gái sở hữu khuôn mặt tròn, thân hình đầy đặn mới được xem là mỹ nhân. Những cô gái gầy, khuôn mặt nhỏ được xếp vào danh sách "cá sấu".

Điều này gắn với quan niệm "phụ nữ là bộ mặt của đàn ông". Phụ nữ càng mập mạp, tròn trịa chứng tỏ trong nhà được ăn uống no đủ, giàu có. Và điều đó chứng minh rằng người đàn ông trong gia đình là một người tài giỏi, biết kiếm tiền.

Nếu phụ nữ sở hữu thân hình gầy, nhỏ nhắn chứng tỏ người đàn ông yếu đuối, không có năng lực lo toan cho gia đình.

Điều này khác biệt hoàn toàn so với dàn mỹ nhân long lanh trong Võ Tắc Thiên 2014. Hầu hết những cung tần, mỹ nữ trong Võ Tắc Thiên 2014 đều sở hữu khuôn mặt thanh thoát, thân hình mảnh mai với những đường cong quyến rũ.

Nguồn: Kiến thức

Bình luận
vtcnews.vn