‘Nữ hoàng sắc đẹp’ cực hiếm ở vùng biển băng giá

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 13/09/2013 07:28:00 +07:00

(VTC News) - Sứa bờm sư tử khi trưởng thành có thể đạt đường kính 2,3m và chiều dài xúc tu lên tới 37m. (Hồng Hà)

Sứa bờm sư tử không chỉ là loài sứa khổng lồ nhất thế giới mà còn được mệnh danh là “nữ hoàng sắc đẹp” nơi biển cả.

Sứa bờm sư tử không chỉ là loài sứa khổng lồ nhất thế giới mà còn được mệnh danh là “nữ hoàng sắc đẹp” nơi biển cả.

Nó có tên khoa học là Cyanea capillata, sống chủ yếu ở vùng biển Trắng, quanh năm băng giá thuộc miền Bắc nước Nga.

Nó có tên khoa học là Cyanea capillata, sống chủ yếu ở vùng biển Trắng, quanh năm băng giá thuộc miền Bắc nước Nga.

Sứa bờm sư tử khi trưởng thành có thể đạt đường kính 2,3m và chiều dài xúc tu lên tới 37m.

Sứa bờm sư tử khi trưởng thành có thể đạt đường kính 2,3m và chiều dài xúc tu lên tới 37m.

Giống như các loài sứa khác, chúng là một sinh vật không xương sống, cơ thể chứa 95% là nước.

Giống như các loài sứa khác, chúng là một sinh vật không xương sống, cơ thể chứa 95% là nước.

Sứa bờm sư tử có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến là xanh, vàng cam, đỏ rực, tía…

Sứa bờm sư tử có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến là xanh, vàng cam, đỏ rực, tía…

Các màu sắc cùng đan xen, hòa quyện, khiến sứa bờm sư tử chẳng khác gì một đóa hoa rực rỡ, nơi biển cả lạnh lẽo.

Các màu sắc cùng đan xen, hòa quyện, khiến sứa bờm sư tử chẳng khác gì một đóa hoa rực rỡ, nơi biển cả lạnh lẽo.

Mỗi khi uốn mình bơi lội, cơ thể “nàng” lại tạo thành các thế độc đáo hoàn hảo.

Mỗi khi uốn mình bơi lội, cơ thể “nàng” lại tạo thành các thế độc đáo hoàn hảo.

“Nàng” chẳng khác gì vũ công chuyên nghiệp nơi biển cả.

“Nàng” chẳng khác gì vũ công chuyên nghiệp nơi biển cả.

Nhà khoa học Alexander Semenov cho biết, là một thợ lặn chuyên nghiệp và cũng là một nhiếp ảnh gia, nhưng ông chỉ may mắn chụp được loài sứa này 2 lần trong 10 làm nghề.

Nhà khoa học Alexander Semenov cho biết, là một thợ lặn chuyên nghiệp và cũng là một nhiếp ảnh gia, nhưng ông chỉ may mắn chụp được loài sứa này 2 lần trong 10 làm nghề.

Alexander Semenov nói về cuộc giáp mặt sứa bờm sư tử: “Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, thật may mắn khi con sứa xuất hiện trước camera của tôi”.

Alexander Semenov nói về cuộc giáp mặt sứa bờm sư tử: “Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, thật may mắn khi con sứa xuất hiện trước camera của tôi”.

Tuy nhiên, sứa bờm sư tử cũng là kẻ khó gần.

Tuy nhiên, sứa bờm sư tử cũng là kẻ khó gần.

Chúng là một trong những loài sứa cực độc, sẵn sàng dùng các xúc tu phun nọc độc để tấn công kẻ thù.

Chúng là một trong những loài sứa cực độc, sẵn sàng dùng các xúc tu phun nọc độc để tấn công kẻ thù.

Tuy không đủ để làm chết người nhưng nọc độc của chúng khiến con người tê dại cả ngày nếu chạm phải.

Tuy không đủ để làm chết người nhưng nọc độc của chúng khiến con người tê dại cả ngày nếu chạm phải.

Tuy nhiên, con người có thể mất mạng nếu bị dính nọc độc của chúng khi đang bơi dưới biển sâu và không được cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, con người có thể mất mạng nếu bị dính nọc độc của chúng khi đang bơi dưới biển sâu và không được cấp cứu kịp thời.

“Mặc dù đã được trang bị bộ đồ bơi rất kỹ càng, nhưng con sứa vẫn phun được chất độc vào mặt, làm môi tôi tê cứng và không thể nói chuyện được trong một giờ đồng hồ”, Alexander Semenov kể lại.

“Mặc dù đã được trang bị bộ đồ bơi rất kỹ càng, nhưng con sứa vẫn phun được chất độc vào mặt, làm môi tôi tê cứng và không thể nói chuyện được trong một giờ đồng hồ”, Alexander Semenov kể lại.

“Với cơ thể khổng lồ, xúc tu dài, chúng có thể dễ dàng chạm con người, dù ở xa và cố gắng né tránh chúng” - Alexander Semenov cho biết.

“Với cơ thể khổng lồ, xúc tu dài, chúng có thể dễ dàng chạm con người, dù ở xa và cố gắng né tránh chúng” - Alexander Semenov cho biết.

Sứa bờm tư tử cũng là kẻ rất phàm ăn. Nó có thể nuốt chửng 5 – 6 con sứa trăng đang sống ngoe nguẩy cùng lúc.

Sứa bờm tư tử cũng là kẻ rất phàm ăn. Nó có thể nuốt chửng 5 – 6 con sứa trăng đang sống ngoe nguẩy cùng lúc.

Vì phàm ăn, nên có thể hiểu vì sao sứa bờm sư tử lại có cơ thể khổng lồ đến như vậy.

Vì phàm ăn, nên có thể hiểu vì sao sứa bờm sư tử lại có cơ thể khổng lồ đến như vậy.

Bình luận
vtcnews.vn