Phở bò giả: Đầu bếp mách nước tránh

Sức khỏeThứ Năm, 04/04/2013 09:33:00 +07:00

Thịt lợn sề dù có tẩm hoá chất và màu để cho giống thịt bò nhưng khi chế biến nếu trụng nước dùng lâu sẽ có màu hồng lợt màu trắng, thớ thịt to, ngắn.

Thịt lợn sề dù có tẩm hoá chất và màu để cho giống thịt bò nhưng khi chế biến nếu trụng nước dùng lâu sẽ có màu hồng lợt màu trắng, thớ thịt to, ngắn, không mịn, khi chế biến ăn không thể giống được thịt bò.

Có kinh nghiệm làm việc và rất nhiều lần qua lại trên đoạn đường Phố Cà – Cầu Khuất (Thanh Liêm, Hà Nam), anh Nguyễn Văn Hùng (Hướng dẫn viên du lịch) khẳng định tình trạng ăn phở bò giả bằng thịt lợn sề rất nhiều quán dùng.

“Chạy… mất dép” vì thịt rởm

Có kinh nghiệm làm việc và rất nhiều lần qua lại trên đoạn đường Phố Cà – Cầu Khuất (Thanh Liêm, Hà Nam), anh Nguyễn Văn Hùng (Hướng dẫn viên du lịch) khẳng định tình trạng ăn phở bò giả bằng thịt lợn sề rất nhiều quán dùng.

Phthịt bò màu hồng dù đã trụng nước sôi
Anh kể: “Các quán ăn vì khách đông trong mùa du lịch không đảm bảo vệ sinh, thậm chí là rất bẩn. Nhưng vì nhu cầu nên khách vẫn cứ vào. Mà quyết định vào quán ăn sáng nào thì 99% đó là lái xe. Hướng dẫn viên biết những quán nào đang chém khách, chất lượng không tốt, có tham vấn cho khách. Nhưng hướng dẫn viên và khách không cầm vô - lăng nên đành chịu…

Khi cho khách vào một quán ăn sáng thì suất ăn dành cho lái xe và hướng dẫn viên là những suất ăn nội bộ, thường họ ngồi ở khu vực riêng. Tại đây tất cả các đồ ăn, uống đều miễn phí hết. Chiều về các bác lái xe chắc chắn có tiền. Chúng tôi cũng rất bức xúc, nhưng chỉ biết góp ý nhỏ với khách, vì trong quá trình làm việc cũng có những lúc nhạy cảm”.

Nhiều du khách có phản ánh với anh tình trạng bức xúc khi ăn phở bò mà chẳng thấy vị bò đâu, tình trạng trạng mất vệ sinh tại hoặc không hài lòng khi bỏ ra ra 25 – 30 nghìn đồng/ bát phở mà chỉ được lõng bõng vài sợi phở, miếng thịt. Tuy nhiên, do những nhạy cảm trong khi làm nghề, anh Hùng cũng chỉ có thể góp ý nhỏ với khách mà thôi.

 Đây là bát phở bò givới thịt lợn sề.
Tương tự, trên diễn đàn webtretho, một thành viên chia sẻ kinh nghiệm khi ăn phở ở Hòa Mạc – Hà Nam: “Thớ thịt trắng nhợt, cứng đơ cũng tự nhận là thịt bò. Gặp khách dữ, vẫn chấp nhận trả tiền, xin bỏ vào túi nilon mang về. Rồi tự nhiên túi thủng, lênh láng… Chủ quán đòi ăn thua đủ với khách nhưng không lại, khách la làng rồi mọi người xúm lại, thế là thi nhau họ tố.”


Không phải chỉ ở Hà Nam, nhiều độc giả than thở, kể cả ở Hà Nội, họ cũng từng ăn phải thịt bò “rởm” nhưng chỉ biết nghi ngờ và chịu thiệt vì không có bằng chứng hay cách phản ứng nào cụ thể: “Lần trước đi ăn lẩu gật đầu ở quán trên đường Tô Hiến Thành của Nhóm Mua, thịt bò dai hơn cao su. Ăn vài miếng rồi bỏ, toàn phải ăn rau và đậu. Chắc là lợn sề giả thịt bò rồi! Ăn một lần xong chạy mất dép” – một độc giả chia sẻ.

Mách nước khách hàng tự bảo vệ mình khi đi du lịch


Về hiện tượng phở bò giả từ lợn sề, rất nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng này đã có từ khá lâu, và không chỉ tồn tại ở Hà Nam.

“Chuyện có nhiều cửa hàng bán phở trộn thịt lợn sề làm giả thịt bò có khá lâu rồi chứ không phải nay mới có. Chỉ có điều nhiều thực khách khi ăn chưa để kỹ ý nên không thấy điều đó thôi. Thịt bò có chất dinh dưỡng cao thớ to, thớ thịt nhỏ mịn, vết cắt ngang bề mặt của thớ thịt trông rất đều, dù trụng nước dùng phở có rất sôi vẫn có màu hồng sậm, ăn vào có vị ngọt đậm đặc trưng riêng hơi gây của thịt. Nếu trong thịt có ít mỡ dắt dính vào thì mỡ đó đó sẽ màu vàng nhạt.

 Còn thịt lợn sề dù có tẩm hoá chất và màu để cho giống thịt bò nhưng khi chế biến nếu trụng nước dùng lâu sẽ có màu hồng lợt màu trắng (để yên tâm khi ăn các thực khách nên yêu cầu chụng lâu và kỹ, vừa an toàn vệ sinh khi ăn và nếu có muốn xem kỹ là lợn sề hay bò thì cũng dễ phát hiện hơn). Hơn nữa thịt lợn sề thớ thịt to, ngắn, không mịn, khi chế biến ăn không thể giống được thịt bò dù có pha trộn giỏi đến đâu (vì thịt bò có độ dẻo, dai, dính) còn thịt lợn sề thường vốn mềm, khi cắn thớ thịt dễ bở, tơi hơn thịt bò” – một độc giả “mách nước”.

Anh Nguyễn Văn Tùng (quê Hà Nam), từng làm đầu bếp lâu năm trong các quán ăn ở những khu du lịch lớn đưa ra lời khuyên: “Nếu đi đường dài, nên ăn uống càng đơn giản càng đỡ nguy cơ bị cho ăn bẩn. Trước khi ăn, phải hỏi giá, mặc cả thật cụ thể, tránh trường hợp trả giá mà vẫn bị “chém đẹp”.

Riêng với những thực khách ưa “đặc sản”, theo anh đầu Tùng, trừ khi nhà hàng tin cậy, hoặc tận mắt chứng kiến quy trình chế biến từ đầu đến cuối, thì không nên vội mua bán vì “dân kinh doanh lừa đảo, bất cứ món nào cũng có cách để “lòe” khách”.


Minh Tâm/VNN

Bình luận
vtcnews.vn