Phát hiện tắc kè hoa hóa thạch hổ phách 99 triệu năm tuổi

Kinh tếThứ Tư, 09/03/2016 06:39:00 +07:00

Câu chuyện hóa thạch của loài thằn lằn này bắt đầu từ 99 triệu năm trước, khi một chú tắc kè hoa không may bị mắc trong nhựa trên thân cây cổ thụ ở Myanmar.

(VTC News) - Câu chuyện hóa thạch của loài thằn lằn này bắt đầu từ khoảng 99 triệu năm trước, khi một chú tắc kè hoa không may bị mắc trong nhựa trên thân cây cổ thụ ở Myanmar. 

Các nhà nghiên cứu vừa khám phá ra một trong những mẫu vật tắc kè hoa lâu đời nhất thế giới, đã hóa thạch hổ phách gần 100 triệu năm tuổi. Phát hiện mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của loài vật này. Có thể nói, đây là một trong những loài kỳ lạ nhất trong thế giới hiện đại.
Câu chuyện hóa thạch của loài thằn lằn này bắt đầu từ khoảng 99 triệu năm trước, khi một chú tắc kè hoa không may bị mắc trong nhựa trên thân cây cổ thụ ở Myanmar. Nhựa này bị cứng lại và những con tắc kè bị hóa thạch trong hổ phách. Chúng vẫn nằm trong đó cho tới khi các chuyên gia nghiên cứu đến từ đại học Floria phát hiện và nghiên cứu.
Tắc kè hoa hóa thạch trong hổ phách 99 triệu năm tuổi. Ảnh Sciencealert
Tắc kè hoa hóa thạch trong hổ phách 99 triệu năm tuổi. Ảnh Sciencealert 
Mặc dù loài tắc kè hoa mới này chưa được đặt tên chính thức nhưng chúng được coi là đại diện cho mẫu tắc kè hoa được biết đến lâu đời nhất từng thấy. Thực tế là những mẫu tắc kè hoa được phát hiện trước đó giữ kỷ lục hóa thạch 78 triệu năm.
Bên cạnh đó, phát hiện độc đáo này đã phá vỡ kỷ lục trước đó và tạo ra một bước tiến mới lạ cho các chuyên gia nghiên cứu về loài bò sát. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Những hóa thạch cho chúng tôi biết rất nhiều về sự đa dạng kỳ lạ của loài thằn lằn trong rừng nhiệt đới cổ đại. Còn rất ít mẫu hóa thạch vì xương của loài thằn lằn nhỏ này rất yếu và không bảo quản được. Ở vùng nghiệt đới, sự phát hiện về các hóa thạch hổ phách là cực kỳ hiếm".
Tắc kè hoa hóa thạch 99 triệu năm là một bước tiến mới trong nghiên cứu khoa học. Ảnh Sciencealert
Tắc kè hoa hóa thạch 99 triệu năm là một bước tiến mới trong nghiên cứu khoa học. Ảnh Sciencealert 
Để bảo đảm nguồn thông tin chính xác từ các hóa thạch, nhóm nghiên cứu sử dụng máy quét vi CT, giúp để nguyên mẫu vật trong hổ phách mà không cần phá vỡ lớp vỏ bên ngoài. 
Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã phản biện lại các quan niệm trước đó cho rằng tắc kè hoa bắt đầu tiến hóa ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có được một cái nhìn đầy đủ hơn về cách tắc kè hoa đã tiến hóa như thế nào.

Hường Nguyễn ( Theo Sciencealert)

Bình luận
vtcnews.vn