Phát hiện cổ thành 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Tổng hợpThứ Hai, 21/06/2010 04:15:00 +07:00

(VTC New) - Cổ thành này tình cờ được phát hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học đang làm nhiệm vụ khảo sát tại thành phố Tell El-Dab'a, đông bắc Ai Cập.

(VTC News) - Mới đây, các chuyên gia khảo cổ học người Áo đã phát hiện ra một thành phố cổ có niên đại 3.500 năm tuổi của Ai Cập bị chôn vùi dưới đất trong khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Nile.

Radar cho thấy hình ảnh phác thảo của đường phố, nhà cửa, đền thờ của thành phố cổ bị chôn vùi dưới lòng đất này và phác họa toàn bộ quy hoạch đô thị của nó 

Cổ thành này tình cờ được phát hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học đang làm nhiệm vụ khảo sát tại thành phố Tell El-Dab'a, phía đông bắc Ai Cập.

Theo đánh giá ban đầu của giới chuyên gia, có khả năng, thành phố cổ mới tìm được chính là  Avaris, thủ đô của đế chế Hyksos. Vương triều này đã chiếm đóng và cai trị Ai Cập từ năm1664 TCN đến năm 1569 TCN, ông Farouk Hosni Bộ trưởng Bộ Văn hoá Ai Cập cho biết.

Tổng thư ký Hội đồng Khảo cổ Tối cao của Ai Cập (SCA) Zahi Hawwas nhận định trong một thông cáo báo chí rằng, radar viễn thám cho thấy hình ảnh cơ bản về các con đường, nhà cửa, đền thờ của thành phố cổ bị chôn vùi dưới lòng đất này.

Trưởng nhóm khảo cổ gia Irene Mueller cho biết một nhánh sông Nile chảy qua thành phố chia nó thành hai “hòn đảo” đông dân cư. Người ta còn tìm thấy nhiều cống ngầm và giếng nước với các kích cỡ khác nhau trong khu vực.

Hiện công trình này đang được các chuyên gia khảo cổ người Áo, phối hợp với Hội đồng Khảo cổ Tối cao và Bộ Văn hoá Ai Cập cùng khai quật và nghiên cứu.

 Tell El-Dab'a là một thành phố nổi tiếng với rất nhiều di tích khảo cổ được tìm thấy

Cách đây khoảng 1 năm, vào tháng 05/2009, cũng tại Tell El-Dab'a, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một pháo đài 3.500 năm, được gọi là Tell Heboua, nơi có thể bố trí 50.000 binh lính. Pháo đài này đặt tại thành phố cổ Tharu, tại một khu vực phì nhiêu của Ai Cập nơi một nhánh sông Nile từng một lần nối ra biển Địa Trung Hải, và những vỏ sò cổ này có thể vẫn còn được nhìn thấy trên các bức tường của pháo đài.

Tiến sĩ Mohamad Abdul Maqsoud cho biết pháo đài đã được xây cất trên một bên bờ của dòng sông Nile với một pháo đài canh gác.

Trong lịch sử 3.000 năm, các Pharaon của Ai Cập thường mạo hiểm sang sông Sinai để chiến đấu với người Hittietes và những nền văn minh khác trong khu vực hiện thời là Do Thái, vùng đất xâm chiếm lãnh thổ Palestine, Lebanon, Jordan, Syria và Iraq.

Phần nhiều những tháp canh của người Ai Cập vào thời bấy giờ đã được làm bằng đá, không dễ dàng tìm thấy tại Sinai. Vì thế người Ai Cập phải dùng đến vỏ sò để củng cố loại gạch bùn dùng xây cất cho pháo đài này với một bức tường dày 15m và cao 12m để ngăn cản sự tấn công.

Pháo đài lần đầu tiên được dùng như một căn cứ từ đó trục xuất người Hyksos, những người đã xâm chiếm Ai Cập trong khoảng 120 năm giữa năm 1620 và 1534 trước Công nguyên, có thủ phủ là Avaris, đặt địa điểm gần dòng Delta.

 Một ngôi mộ chiến binh tại Tell El-Dab'a

 Những chữ viết in trên đá từ thời cổ đại
 Cách đây khoảng 1 năm (05/2009), cũng tại Tell El-Dab'a, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một pháo đài 3.500 năm, được gọi là Tell Heboua
Một nhánh sông Nile chảy qua thành phố cổ này và chia nó thành hai “hòn đảo” đông đúc.  

Hoài Thư(Theo AP, Xinhua)
Bình luận
vtcnews.vn