Xét xử 'Út trọc' Đinh Ngọc Hệ: Những tình tiết quan trọng

Pháp luậtThứ Hai, 30/07/2018 10:50:00 +07:00

Căn cứ tài liệu thu thập được và lời khai các bị can, VKS xác định Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ là người khởi xướng và chỉ đạo các bị cáo từng là cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội.

Vì sao "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ bị truy tố?

Ngày 4/7, VKS Quân sự Trung ương ra cáo trạng truy tố ông Phùng Danh Thắm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo Khoản 1, Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999.

dinhngoche21_oopj-2-0816019 11

 

Cơ quan công tố cáo buộc Đinh Ngọc Hệ và 3 bị cáo còn lại phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Khoản 3, Điều 365 Bộ luật Hình sự. Riêng Út "trọc" còn bị truy tố thêm tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo cáo trạng số 164, giai đoạn 2011-2016, lợi dụng danh nghĩa là người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Thái Sơn tại Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, Đinh Ngọc Hệ đã đề nghị xin mua ô tô bằng vốn tự có rồi đăng ký biển số quân sự, biển xanh 80A.

Sau đó, Út “Trọc” đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng số xe trên để thế chấp, cho thuê, giao xe cho những người ngoài sử dụng trái quy định.

Theo cáo buộc, ông Hệ chỉ sử dụng 8 xe đúng mục đích, còn lại hơn 30 ô tô các loại dùng sai quy định, hưởng lợi hơn 6 tỷ đồng. VKS còn xác định, quá trình công tác, bị can Hệ đã mua bằng đại học, bảng điểm giả để sử dụng trong việc kê khai hồ sơ xin nâng lương, bổ nhiệm, phong quân hàm.

Quá trình điều tra, Đinh Ngọc Hệ không nhận tội. Tuy nhiên, căn cứ tài liệu thu thập được và lời khai các bị can, VKS xác định Út "trọc" là người khởi xướng và chỉ đạo các bị cáo từng là cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội.

XEM TOÀN BỘ THÔNG TIN VỤ VIỆC TẠI ĐÂY

Những ai phải hầu tòa cùng Út 'trọc'?

Cùng với Út "trọc", còn có 4 đồng phạm sẽ được Tòa án Quân sự Quân khu 7 đưa ra xét xử vào ngày 30 - 31/7 tại Hà Nội.

Các bị can Trần Văn Lâm, nguyên Tổng giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P; Trần Xuân Sơn, nguyên Giám đốc Chi nhánh tại Bình Dương, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P; Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân (đã nghỉ hưu); Phùng Danh Thắm, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng cùng bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại khoản 3, điều 356 BLHS 2015.

phung_danh_tham 10

 Phùng Danh Thắm, Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng. (Ảnh: Infonet)

Trần Văn Lâm bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trần Văn Lâm khi phạm tội là tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng), trú tại chung cư Huỳnh Văn Chính (phường Phú Trung, quận Tân Phú,TP.HCM).

Trần Xuân Sơn bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trần Xuân Sơn khi phạm tội là giám đốc Chi nhánh tại Bình Dương Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng), trú tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.  

Bùi Văn Tiệp bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bùi Văn Tiệp trước khi phạm tội là sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân (đã nghỉ hưu).

Phùng Danh Thắm bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999. Phùng Danh Thắm trước khi phạm tội là đại tá, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng).

Video: Bí thư Đà Nẵng trả lời về Vũ "nhôm", "Út trọc"

Dùng bằng giả để thăng tiến chóng mặt

Thực tế “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ đã mua, sử dụng bằng giả để thăng tiến trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Quốc phòng.

Trong nhiều năm, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ dùng bằng đại học giả để thăng tiến trong các đơn vị của Quân đội, dù có lúc bị phát hiện.

Cụ thể, quá trình điều tra của cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xác định, năm 2000 thông qua quan hệ xã hội, Hệ có mua của 1 đối tượng chưa rõ lai lịch 1 bằng giả tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân cùng bảng điểm, giá 2,5 triệu đồng.

bang gia 9

 

Giữa tháng 10/2003, Đinh Ngọc Hệ được điều chuyển từ Cục Hậu cần, Quân khu 7 về xí nghiệp Hải Âu thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam. Lúc này, Hệ nộp cho đơn vị bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm giả rồi sử dụng trong nhiều trường hợp đề nghị bổ nhiệm, nâng lương.

Tháng 8/2005, khi chuyển về công ty ADDC thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ), Hệ vẫn kê khai bằng giả trong hồ sơ lý lịch cá nhân để đơn vị mới tiếp tục làm đề nghị bổ nhiệm từ quân nhân chuyên nghiệp sang diện sỹ quan và bổ sung hồ sơ xin vào Đảng. Quá trình xác minh, công ty ADDC làm rõ, bằng tốt nghiệp mà Hệ kê khai là giả nên không giải quyết.

Trong suốt thời gian từ sau đó đến 2009, Đinh Ngọc Hệ vẫn tiếp tục kê khai bằng cấp giả, “qua mặt” Bộ Tổng tham mưu được nâng lương hệ cao cấp và chưa đầy 1 năm được phiên quân hàm tá lên Thiếu tá, rồi tiếp tục lên Trung tá. Đầu tháng 2/1012, Hệ được kết nạp vào Đảng.

Toàn bộ hồ sơ lý lịch cá nhân của Đinh Ngọc Hệ giai đoạn này thể hiện, đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Quản trị Kinh doanh.

Với bằng cấp giả này, tháng 9/2014, Hệ được hưởng lương cao cấp nhóm 1, được phiên quân hàm Thượng tá. Tháng 4/2016, Hệ được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng, dưới ông Phùng Danh Thắm (nguyên Đại tá, 1 bị can trong vụ án), lúc đó đang giữ chức Tổng giám đốc.

'Phù phép' xăng kém chất lượng

Đinh Ngọc Hệ lập doanh nghiệp lấy tên là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thái Sơn Bộ Quốc phòng, cử Trần Văn Lâm làm tổng giám đốc. Ngày 17/7/2014, theo chỉ đạo của ông Út “Trọc”, ông Lâm đã ký công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương, mạo nhận là "doanh nghiệp quân đội làm kinh tế đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng" để xin không xử phạt. 

Cuối năm 2012, công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà (công ty Hải Hà). Ông Hệ ký quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn tại Bình Dương, bổ nhiệm ông Trần Xuân Sơn làm giám đốc chi nhánh. Thực chất việc lập chi nhánh này là để xin cấp phép xây dựng, giấy phép kinh doanh xăng dầu giúp công ty Hải Hà.

Sau khi được cấp phép, công ty Hải Hà đầu tư, mở cửa hàng xăng dầu Thái Sơn. Ngày 23/6/2014, đội kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Dương lập biên bản xử lý cửa hàng này vì có lượng xăng tồn kho không đạt tiêu chuẩn. Ông Hệ chỉ đạo ông Trần Văn Lâm làm văn bản giả mạo nhận hoạt động kinh doanh xăng dầu của cửa hàng chủ yếu phục vụ kinh tế ngành gửi cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và đã được miễn xử phạt.

Ông Phùng Danh Thắm với cương vị tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát. Ông Thắm không phát hiện được việc ông Hệ sử dụng nhiều ôtô biển quân sự, biển xanh để thế chấp, cho thuê, giao cho những người ngoài xã hội sử dụng trái quy định. Ông Thắm cũng không biết việc nhóm các bị can trên làm giả hợp đồng, tài liệu, văn bản, mạo nhân số xăng kém chất lượng là của quân đội.

Mang 29 xe biển quân sự đi thế chấp ngân hàng

Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, Hệ đã lợi dụng danh nghĩa là người của Bộ Quốc phòng để báo cáo không trung thực về hoạt động của công ty cổ phần, mạo nhận chức năng, nhiệm vụ phục vụ kinh tế quốc phòng để xin thi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.

Thông qua Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Hệ đã đề nghị các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho mua bằng vốn tự có và đăng ký sử dụng xe biển quân sự, biển xanh 80A, trong đó có nhiều xe chỉ huy giá trị lớn.

Sau khi được cho mua và đăng ký được biển quân sự, miễn nhiều tỷ đồng tiền thuế trước bạ, Hệ đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp các xe này cho những tổ chức tín dụng để vay hoặc bảo lãnh.

Cụ thể, đã thế chấp 29/38 xe biển quân sự, biển xanh 80A cho các ngân hàng, gồm: Thế chấp cho PG Bank 12 xe, MB 6 xe, BIDV 4 xe, VP Bank và Liên Việt 7 xe.

Ngoài ra còn cho Công ty cổ phần Cái Mép thuê 3 xe để tạo nguồn thế chấp. Cho công ty cổ phần vận tải Bia Sài Gòn và Công ty Bia Đông Bắc thuê 2 xe biển xanh 80A, thu được số tiền hơn 6 tỷ đồng. Không những vậy, các đối tượng còn giao xe biển quân sự, biển xanh cho nhiều đối tượng ngoài xã hội.

VKS quận sự Trung ương kết luận hành vi nói trên của Đinh Ngọc Hệ đã ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước và quân đội

Minh Khánh
Bình luận
vtcnews.vn