Ôm con nhiều làm hại con: Khoa học chứng minh điều ngược lại

Đời sốngChủ Nhật, 17/12/2017 08:00:00 +07:00

Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất của Đại học British Columbia và Viện Nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng DC, số lần tiếp xúc và an ủi giữa trẻ sơ sinh và mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mức độ phân tử.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người cho thấy hành động tiếp xúc, ôm ấp trong những tháng đầu đời mang đến những lợi ích sâu xa và có thể ảnh hưởng tới biểu hiện của gen người.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 22 tháng 11 về Phát triển và Bệnh học Tâm thần học với sự tham gia của 94 trẻ em khỏe mạnh ở British Columbua. Các nhà nghiên cứu và Bệnh viện Nhi đồng BC đã yêu cầu phụ huynh của những em bé sơ sinh 5 tuần giữ sổ nhật ký hành vi của con (như thời gian ngủ, quấy khóc hoặc ăn) cũng như thời gian chăm sóc có liên quan đến sự tiếp xúc cơ thể giữa em bé và người chăm sóc. Đến khi những đứa trẻ này được 4 tuổi rưỡi, DNA của chúng đã được lấy mẫu để nghiên cứu.

Kết quả cho thấy quá trình biển đổi sinh hóa trên DNA có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài, đặc biệt là với trẻ em. Các mô hình biểu sinh này cũng thay đổi theo những cách dự đoán được khi chúng ta già đi.

Video: Khi 'bố nhà người ta' chăm con 

Các nhà khoa học nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về biến đổi sinh hóa giữa trẻ em được tiếp xúc cơ thể nhiều bằng các hành động ôm ấp, vuốt ve với những trẻ được tiếp xúc thấp ở 5 điểm trên DNA. Hai trong số 5 điểm có sự khác biệt này, một đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và một có liên quan đến sự trao đổi chất. Ở những trẻ hay quấy khóc và ít được bế ẵm, sự phát triển về sinh hoá ở ADN chậm hơn so với tuổi thật của chúng. Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sự chậm phát triển này có liên quan đến tình trạng sức khoẻ kém.

Nghiên cứu này cũng đưa ra cơ chế tác động tích cực ở mức độ phân tử về mặt xúc giác. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những em bé sơ sinh ít được mẹ bế bồng, vuốt ve thường có sự phát triển chậm hơn về thể nhận, nhận thức và hành vi so với những trẻ được tiếp xúc cơ thể với mẹ thường xuyên.

Đặc biệt với những em bé sinh non nằm trong lồng ấp hoặc trẻ sống trong các cơ sơ nuôi dưỡng tập trung thiếu sự quan tâm, chăm sóc của mẹ sẽ có sự phát triển chậm hơn rất nhiều. Kết quả của nghiên cứu này chính là cơ sở để hình thành phương pháp Kang-gu-ru cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non.

N.Q
Bình luận
vtcnews.vn