Nứt 3 trụ cầu Vĩnh Tuy: Nguyên nhân thực sự là gì?

Thời sựThứ Hai, 03/03/2014 04:13:00 +07:00

(VTC News) - Lin quan đến sự xuất hiện những vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, cựu cn bộ Cục Gim định nh nước về Chất lượng cng trnh xy dựng đ c những nhận định mới.

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin các dầm trụ chính của cầu Vĩnh Tuy xuất hiện nhiều vết nứt dọc. Cụ thể, tại dầm trụ H22, vết nứt đã kéo dọc dầm từ đất lên kèm theo đó là nhiều vết nứt ngang khác. Vết nứt đã tạo thành rêu, có nước chảy ra.
Ông Lê Văn Thịnh - Nguyên Trưởng phòng giám định 1, Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng - Bộ  Xây dựng về vấn đề này.

 Ông Lê Văn Thịnh - Nguyên Trưởng phòng giám định 1, Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng - Bộ  Xây dựng.

Cầu Vĩnh Tuy được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2009, với tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng. Chiều dài toàn bộ tuyến dự án là 8.493m, trong đó phần tuyến chính là 5.830m với hai cầu là cầu Vĩnh Tuy dài 3.778m và cầu vượt quốc lộ 5 với chiều dài 364m cùng với các cầu nhánh.
PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Thịnh - Nguyên Trưởng phòng giám định 1, Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng - Bộ  Xây dựng về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào trước việc 3 trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt sau 5 năm đưa vào khai thác, sử dụng?

Theo tôi, vết nứt trên trụ thông báo cho chúng ta biết trụ có khiếm khuyết về chất lượng tương tự như khi bạn bị sổ mũi, hắt hơi có nghĩa là cơ thể của chúng ta có vấn đề về sức khỏe. Trước hiện tượng này chúng ta cần phải nhanh chóng khám bệnh, xác định nguyên nhân rồi mới chữa bệnh chứ không nên có thái độ phóng đại sự nguy hiểm hoặc ngược lại coi thường sự việc này. 
Tôi rất tán thành với ý kiến của ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ xây dựng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải thuê tư vấn độc lập đánh giá lại nguyên nhân gây nứt, theo dõi diễn biến quá trình gây ra vết nứt để tìm ra nguyên nhân khẩn trương có biện pháp xử lý vết nứt để người dân yên tâm khi lưu thông qua cây cầu này.
- Có một thực tế là chúng ta đang "chẩn đoán bệnh' cho các vứt nứt chân cầu Vĩnh Tuy theo kiểu "thầy bói xem voi", mỗi người phán một kiểu. Theo ông vấn đề thực sự đang nằm ở đâu?
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. 

Các vết nứt trên trụ cầu Vĩnh Tuy

Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bê tông. Các vết nứt trông thấy thường liên quan đến khả năng các vết nứt này tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của các tác nhân xâm thực vào bê tông và tiếp cận cốt thép hay các thành phần của cấu trúc xây dựng và dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình.
Điều quan trọng là cần phải hiểu tại sao các vết nứt phát triển trong các kết cấu bê tông nhất là các kết cấu cầu đường mà ở đó các kết cấu này chịu rất nhiều các loại tải trọng và môi trường làm việc đa dạng. 
Có người cho rằng, tải trọng ngoài là nguyên nhân hình thành phần lớn các ứng suất uốn trong vật liệu, và phần lớn hiện tượng nứt bê tông là nguyên nhân bất ổn định thể tích hay các phản ứng hoá học gây phá huỷ. Trong khi tính ổn định thể tích còn liên quan với các tác nhân độ ẩm, hoá học và nhiệt. Các phản ứng hoá học xảy ra với các thành phần nguyên liệu bê tông hay các vật liệu đưa vào bê tông cũng đóng vai trò đáng kể gây nở trong cục bộ của bê tông.
Trong các nguyên nhân trên tôi loại bỏ nguyên nhân do co ngót bê tông vì hiện tượng này chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu, 5 năm sau mới bị nứt, đã thế sao toàn bộ các trụ còn lại không bị nứt như vậy? Tôi cũng loại bỏ nguyên nhân tải trọng, vì áp lực tải trọng đối với trụ cầu vì chỉ có 3 trụ cầu xảy ra hiện tượng nứt. 
- Nhưng đó mới là kịch bản giả định còn thực tế, chắc chắn phải có một nguyên nhân thực sự nào đó gây nứt trụ cầu nghìn tỷ này, thưa ông?
Theo tôi, có 1 nguyên nhân cần phải bàn tới là do sự xâm thực rất thường gặp đối với bê tông, bê tông cốt thép công trình thủy lợi và công trình cầu, cảng. Nguyên nhân là do, khi mực nước thường xuyên thay đổi, làm cho bề mặt bê tông thường xuyên lặp lại các chu kỳ bị làm ướt rồi lại khô, tức là làm cho bê tông trong trạng thái trương nở - co ngót, hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện nhiệt độ, và bức xạ mặt trời cao vào mùa hè và khi nắng chiếu trực diện vào bề mặt  bê tông khu vực chịu ảnh hưởng của mực nước thay đổi. 

Hiện tượng trương nở - co ngót liên tục sẽ làm xuất hiện nội ứng suất trong bê tông và gây nên các vết nứt trên bề mặt bê tông, cứ như thế xâm thực càng tiến sâu vào trong khối bê tông do nước qua vết nứt thấm sâu vào trong bê tông làm cho cốt thép bị han gỉ. 
Quá trình han gỉ sẽ làm tăng thể tích của cốt thép và tạo nên vết nứt dọc trên bê tông. Các trụ cầu Vĩnh Tuy đều ở môi trường mức nước thay đổi lẽ ra đều bị nứt như tôi đã nêu nhưng hiện tượng xâm thực này chỉ xảy ra ở vài ba trụ. Điều đó chỉ có thể lý giải là do chất lượng bê tông của những trụ này có vấn đề. 
Tuy nhiên, để có thể kết luận chắc chắn thì cần phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nghiệm thu của các trụ này và kiểm định bê tông bằng phương pháp không phá hoại. Trong đó lưu ý xem xét các phiếu bê tông xuất xưởng, kết quả thí nghiệm bê tông, chiều dày lớp bê tông bảo vệ và tình trạng cốt thép trước khi đổ bê tông (có bị gỉ không? Nếu bị gỉ có làm vệ sinh trước khi đổ bê tông hay không?)
- Mức độ nghiêm trọng của việc trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt như thế nào?
Trước hết, hiện tượng nứt ở 3 trụ cầu là một khiếm khuyết về chất lượng.
Như tôi đã nêu ở trên, nếu bê tông bị xâm thực đặc biệt khi đã bị nứt rồi thì phạm vi chịu ảnh hưởng của hiện tượng ướt - khô càng tiến sâu hơn vào trong khối bê tông. Bê tông bị nứt sẽ suy giảm cường độ, và dưới các tác động của ngoại lực như sóng, bê tông sẽ dần bị ăn mòn, cường độ suy giảm. 
Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về ảnh hưởng của chu kỳ ướt - khô trong điều kiện nhiệt độ tăng từ 20-70oC, sau 240 chu kỳ, cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông giảm tới 15-26%, bê tông có cường độ và độ chống thấm thấp thì mức độ suy giảm cường độ càng lớn.
Điều tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của bản thân trụ, chất lượng công trình xuống cấp, dần dần cũng có nguy cơ dẫn đến sập cầu, có nghĩa là tuổi thọ công trình sẽ bị ảnh hưởng.
- Ông nhận định thế nào về giả thiết cho rằng, do đơn vị thi công xây gạch bên trong nên dẫn đến việc trụ cầu bị nứt?
Trước hết cầu Vĩnh Tuy, cây cầu khát vọng và là niềm tự hào của thủ đô giữ nhiều kỷ lục: Công trình lớn nhất, dài nhất từ trước tới nay (5,8km); Cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất (8 nhịp) liên tục đúc hẫng dài 990m, trong đó nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135m; Chiều dài cầu chính và cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất, lên tới 3,7km, mặt cắt cầu cũng rộng nhất, sau khi hoàn thành giai đoạn II sẽ lên đến 38m.
Nhưng đặc biệt hơn nữa, đây chính là cây cầu lớn nhất do kỹ sư, công nhân ngành cầu đường Việt Nam quản lý và trực tiếp thi công. Từ khâu tư vấn lập dự án, khâu khảo sát thiết kế đến khâu quản lý, thi công, giám sát dự án hoàn toàn do kỹ sư, công nhân trong nước thực hiện. 
Trong suốt quá trình triển khai dự án, công tác an toàn, đảm bảo chất lượng và vệ sinh môi trường luôn được chủ đầu tư quan tâm, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Từ khi khởi công cho đến hoàn thành đưa vào sử dụng không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. 
Công trình 100% sản phẩm nội do công nhân, kỹ sư Việt Nam thi công này còn đạt chất lượng cao và được Bộ Xây dựng trao giấy chứng nhận công trình đạt Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng năm 2010.
Với các đặc điểm trên, tôi khẳng định không có chuyện chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây bằng gạch ở trong. Tuy nhiên cần phải kiểm tra lại thiết kế biện pháp thi công, bản vẽ hoàn công và kiểm định thì mới có thể minh chứng cụ thể nhận định trên của tôi.
- Nhiều chuyên gia cho rằng, vết nứt ở trụ cầu Vĩnh Tuy là vết nứt dọc nên minh chứng cho những dấu hiệu bất thường, mức độ nguy hiểm cao hơn những vết nứt ngang. Ông có nhận định gì về ý kiến trên?
Theo tôi, mọi nhận xét đều quá sớm khi chưa có kết quả kiểm định để xác định nguyên nhân vết nứt dọc. 

- Phương án khắc phục đối với các trụ cầu bị nứt như thế nào thưa ông?
Như tôi đã nói phải khám bệnh, xác định được nguyên nhân mới đưa ra cách chữa bệnh phù hợp. Khi kết quả kiểm định cuối cùng được đưa ra, các bên liên quan sẽ bàn bạc cùng đưa ra những phương pháp tối ưu nhất.
Bình luận
vtcnews.vn