Nóng sáng 27/5: Giàn khoan Trung Quốc kích hoạt lòng yêu nước

Thời sựThứ Ba, 27/05/2014 08:46:00 +07:00

(VTC News) - Lòng yêu nước của người Việt trong và ngoài nước bùng lên mạnh mẽ, chỉ cần một “công tắc đẩy”, mọi thứ đều có thể lay chuyển.

(VTC News) - Lòng yêu nước của người Việt trong và ngoài nước bùng lên mạnh mẽ, chỉ cần một “công tắc đẩy”, mọi thứ đều có thể lay chuyển.

Từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, mọi thứ đã được kích hoạt. 
Lòng yêu nước của người Việt trong và ngoài nước bùng lên mạnh mẽ, chỉ cần một “công tắc đẩy”, mọi thứ đều có thể lay chuyển. Từ đồng bằng lên miền núi, từ làng biển đến trung du, đâu đâu cũng một lòng sục sôi.

Tất cả mọi việc đều kích hoạt từ sự kiện giàn khoan trái ngược. Lãnh đạo cấp cao có các chuyến công tác con thoi với các nước trong khu vực và những tuyên bố từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy không trông đợi gì vào thứ “viển vông” vô bổ.

Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội cũng có những phản ứng tương thích trước diễn đàn quốc dân. Những vị nhân sỹ trí thức, đến giới nghiên cứu chuyên môn, hoặc về những cá thể công dân đâu đâu cũng một quan điểm nhìn nhận sự tráo trở của Trung Quốc trong hành vi bất trắc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Bộ ngoại giao cũng hoạt động năng nổ với các cuộc họp báo quốc tế, những lời phát ngôn đanh thép và rõ ràng về chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm.

Thời điểm chín muồi để đưa ra Liên Hiệp Quốc

Không thể chần chừ được nữa, đây là cơ hội chín muồi để đưa vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc. 
Báo Tuổi trẻ dẫn lời cựu đại sứ Võ Anh Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban hòa bình Việt Nam, khẳng định, có nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ Tổ quốc, trong đó đấu tranh ngoại giao là một “vũ khí” rất hiệu quả mà Việt Nam đã vận dụng thành công trong các cuộc chiến tranh.

Cựu đại sứ Võ Anh Tuấn. Ảnh: Hữu Khoa/TTO 

“Về ngoại giao nhà nước, đây là thời điểm tôi nghĩ phải đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc. Không thể chần chừ được nữa, đây là thời cơ chín muồi rồi. Ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng quyền phủ quyết ngang ngược của mình. Nhưng không sao, còn nhiều quốc gia khác lắng nghe chúng ta trình bày rõ ràng sự đúng đắn của mình và sai trái của Trung Quốc. Các nước cũng có quyền đăng ký phát biểu và dư luận thế giới càng hiểu rõ thêm.

Điều đó rất tốt cho sự đúng đắn về pháp lý và đạo lý của Việt Nam. Ngoài Hội đồng Bảo an, chúng ta cũng nên đưa ngay vấn đề nóng bỏng này ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là hành động ngoại giao rất cần thiết vào lúc này. Tôi tin rằng trừ Trung Quốc, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc sẽ lắng nghe và ủng hộ Việt Nam”, cựu đại sứ Võ Anh Tuấn nói.

Theo ông Võ Anh Tuấn, có nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ Tổ quốc, trong đó đấu tranh ngoại giao là một “vũ khí” rất hiệu quả mà Việt Nam đã vận dụng thành công trong các cuộc chiến tranh.

“Làm sao có thể che giấu hoàn toàn sự thật được. Kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao trong hai cuộc kháng chiến vừa qua cho thấy dù một số nhà cầm quyền có thể chống Việt Nam, nhưng nhân dân họ vẫn có thiện cảm và ủng hộ chúng ta. Lần này cũng vậy”, ông Võ Anh Tuấn khẳng định.

Nghị sỹ Mỹ đến Việt Nam trao đổi về tình hình biển Đông


Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng cho biết: “Hôm nay (27/5), đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ sang thăm và làm việc tại Việt Nam. 

Video: Trung Quốc xua tàu quét mìn ra giàn khoan trái phép Hải Dương 981
Nội dung tham gia lần này có nhiều vấn đề, trong đó có nội dung tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; thứ hai là tìm hiểu xem xét thái độ, chủ trương của ta đối với vấn đề biển Đông vừa rồi; thứ ba là tìm hiểu việc triển khai Hiến pháp của ta, đặc biệt là vấn đề nhân quyền”.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Trần Văn Hằng. Ảnh: Thái Sơn 
“Đối với vấn đề biển Đông, chúng ta sẽ trao đổi để họ nắm rõ căn cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa”, ông Hằng nói.

Về câu hỏi “Quốc hội Mỹ vẫn chưa đồng ý với việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong chuyến thăm lần này, hai bên có đề cập đến vấn đề này không”, ông Hằng trả lời: “Tôi nghĩ rằng hai bên đã nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện. Việt Nam cũng đã chuẩn bị ký TPP, không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”.

Kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc

Từ ngày 13/5, trên trang web của Nhà Trắng xuất hiện một bản kiến nghị chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trừng phạt Trung Quốc vì việc nước này đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv).

Bản kiến nghị, do một người có tên trên mạng là T.D., đến từ San Diego, California (Mỹ), viết: “Chúng tôi, người Việt Nam khắp thế giới, kêu gọi Nhà Trắng đưa ra các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt đối với Trung Quốc vì đã xâm phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và biên giới lãnh thổ bằng việc đưa giàn khoan khổng lồ và xâm hại môi trường Hải Dương 981 tới vùng biển Việt Nam”.

Người viết kiến nghị khẳng định chỉ những lời lên án là không đủ. “Chúng tôi cần Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế Trung Quốc. Đó là cách duy nhất để phản đối có hiệu quả”. Để được Nhà Trắng xem xét, kiến nghị này phải thu hút đủ 100.000 chữ ký trước ngày 12/6. Tính đến tối qua, bản kiến nghị đã thu hút hơn 77.000 chữ ký. Như vậy, nó cần hơn 22.000 chữ ký nữa trước ngày 12/6.

Hàng loạt trang blog mạng xã hội tại Việt Nam và các nước cũng đã quảng bá bản kiến nghị này với những hướng dẫn cụ thể cách truy cập trang web Nhà Trắng, dùng địa chỉ thư điện tử chính thức để đăng ký, tạo tài khoản và ký vào bản kiến nghị.

Trung Quốc đã quên trách nhiệm của bên đối tác


Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981, đưa nhiều loại tàu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Là một nước lớn trong khu vực, 1 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế và hành xử như một quốc gia có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh khu vực, một đối tác có trách nhiệm với các cam kết quốc tế và khu vực.

Đại tá, Thạc sỹ Vũ Khanh, một chuyên gia nghiên cứu quốc tế cho biết: Thật đáng tiếc, là một nước lớn, một bên ký DOC song dường như Trung Quốc “quên” mất trách nhiệm của một bên đối tác, chỉ nói mà không làm gì đối với tiến trình xây dựng lòng tin tại Biển Đông, điều mà Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP)… đang cố gắng đạt được.

“Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 là bước leo thang mới nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc”, Đại tá Vũ Khanh khẳng định.

Chủ trương nguy hiểm của chính quyền Trung Quốc


Báo Thanh niên dẫn lời cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, nhà ngoại giao lão thành, nguyên thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris 1973 cho biết, diễn biến của vụ việc trong thời gian qua đã phơi bày tính chất nguy hiểm tột cùng của nó. Có thể thấy rõ đây là một âm mưu được tính toán kỹ càng từ lâu của chính quyền Trung Quốc. Âm mưu ấy nhằm mục đích lâu dài là lấn chiếm biển Đông, biến vùng biển của Việt Nam thành vùng biển của Trung Quốc.

Đồng thời dựa trên những khu vực mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng của Việt Nam như quần đảo Hoàng Sa, các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa cũng như bãi cạn Scarborough mà họ mới chiếm quyền kiểm soát từ tay Philippines để tiến tới kiểm soát khống chế hoàn toàn biển Đông, hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” đầy tham vọng của mình.

Cần thấy thật đúng mức độ nghiêm trọng của nó vì đây không phải là mưu tính của riêng ngành dầu khí Trung Quốc mà là một chủ trương của chính quyền Trung Quốc. Đến nay lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc vẫn còn lánh mặt chưa lên tiếng. Nếu không phải là một chủ trương của nhà nước tại sao lại dùng hải quân, không quân với lực lượng ngày càng tăng thêm, hành động càng lúc càng hung hăng hơn. Đó chỉ có thể là sự chỉ đạo của quyền lực nhà nước.

"Tôi đồng tình với dư luận cho rằng Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn. Một việc làm manh động, vô đạo lý chống lại pháp lý và dư luận quốc tế như vậy bị lên án và cô lập là lẽ tất nhiên. Qua việc này Trung Quốc bị mất nhiều thứ nhưng tôi cho rằng cái mất lớn nhất là mất lòng tin và ảnh hưởng là lớn nhất", cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh nhấn mạnh.

>>Xem thêm video thủ đoạn trong đêm của tàu Trung Quốc:



Thợ sửa xe máy ủng hộ Cảnh sát biển 2 triệu đồng/tháng

Theo báo Sài Gòn Giải phóng, nhiều người lưu thông qua đường Phạm Hùng (phường 5, quận 8, TP.HCM) đều bị níu lại bởi tấm biển lớn trước một tiệm sửa xe gắn máy, có dòng chữ: “…Tôi xin ủng hộ cảnh sát biển… 2 triệu đồng mỗi tháng”.

Chủ nhân của tấm biển, người muốn san sẻ lòng mình với biển đảo, là ông Nguyễn Văn Phúc, cũng là chủ tiệm sửa xe gắn máy trên. Ông Phúc được bạn đọc biết đến qua bài viết Sống như tên gọi là một ông chủ hào hiệp. Mỗi ngày trong tuần, ông tặng 30 hộp cơm trưa cho người nghèo, người bán vé số, chạy xe ôm…
Ông còn sửa xe miễn phí cho người khuyết tật, nhận người khuyết tật vào học nghề miễn phí. Những ngày này, khi biển Đông dậy sóng, ông Phúc đã treo biển và liên lạc với Báo SGGP đề nghị ngày mùng 1 hàng tháng sẽ đến báo góp sức vì biển đảo.

“Người dân chúng tôi luôn luôn sát cánh cùng các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam ở Hoàng Sa. Mong các anh luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Phúc chia sẻ.

Không những ủng hộ hiện kim, ông Phúc còn họp mặt 140 người trong họ hàng, chuyện trò với từng người dân đến tiệm sửa xe để chia sẻ thông tin về biển đảo, kêu gọi mọi người ủng hộ tinh thần, vật chất, cùng đoàn kết một lòng gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ.

» Nóng ngày 26/5: Trung Quốc đã cắm mũi khoan xuống biển
» Lời kể bàng hoàng của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc cướp phá

Diệp Vy
(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn