Nóng sáng 15/6: Vừa đến Hoàng Sa đã gặp 'quái thú'

Thời sựChủ Nhật, 15/06/2014 07:50:00 +07:00

(VTC News) - Những con “quái thú” cậy thế to, đông luôn cố tình đè ép ngư dân Việt Nam nhưng với sự khôn khéo, những ngư dân lão luyện tìm cách né tránh.

(VTC News) - Những con “quái thú” cậy thế to, đông luôn cố tình đè ép ngư dân Việt Nam nhưng với sự khôn khéo, những ngư dân lão luyện tìm cách né tránh và tiếp tục bám trụ để vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền.

Theo Tiền phong, hành trình vươn khơi bám biển với 15 tàu công suất lớn của ngư dân Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là hành trình gian nan và nguy hiểm khi đối diện với máy bay và những con tàu vỏ sắt của Trung Quốc to lớn và hung hãn. Họ ví những con tàu Trung Quốc là những “quái thú” hung hãn lồng lộn giữa biển Hoàng Sa. Và những chiếc máy bay là diều hâu nham hiểm bay lượn lờ tìm mồi.

Ông Nghiệp kể rằng: Trước đây đi biển sợ nhất là bão tố, cuồng phong nhưng nay, ra biển Hoàng Sa nỗi ám ảnh lại là những con tàu vỏ sắt to lớn của Trung Quốc. Chúng hung hăng, bày đủ chiêu trò, cạm bẫy với ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống - Ảnh: TPO
Ông Nghiệp kể rằng: Trước đây đi biển sợ nhất là bão tố, cuồng phong nhưng nay, ra biển Hoàng Sa nỗi ám ảnh lại là những con tàu vỏ sắt to lớn của Trung Quốc. Chúng hung hăng, bày đủ chiêu trò, cạm bẫy với ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống - Ảnh: TPO 

Thuyền trưởng tàu QNa 90147 là ngư dân lão luyện Nguyễn Đức Nghiệp. Gần 50 tuổi, ông Nghiệp đã có hơn 30 năm bám biển Hoàng Sa - Trường Sa. Với ông Nghiệp và nhiều ngư dân Núi Thành, ngư trường Hoàng Sa họ đã thuộc làu như lòng bàn tay. Những hòn đảo, lạch nước, bãi đá, san hô… trên biển Hoàng Sa ông đều nắm rõ.

“Tàu Trung Quốc như con quái thú cuồng điên giữa biển. Họ không hề đánh bắt cá mà suốt ngày đêm chỉ rình rập chờ thời cơ quấy phá tàu ngư dân chúng tôi, hòng làm chúng tôi nhụt chí bỏ ngư trường. Nhưng anh em chúng tôi luôn kiên cường bám trụ đánh bắt trên ngư trường truyền thống của cha ông.

Tàu của họ quần thảo, máy bay gầm gừ liên tục không làm chúng tôi sợ. Họ điên cuồng cố tình đâm chìm tàu, giết chết ngư dân nhưng chúng tôi vẫn kiên gan bám biển!”, ông Nghiệp nói.

Video hội thảo biển Đông Trung Quốc biến đường dây nóng thành đường dây chết:

Ông Nghiệp kể, khi vừa đến biển Hoàng Sa, họ gặp phải những “quái thú” ấy. 15 con tàu ngư dân Núi Thành chia làm 3 tổ nhỏ để tương trợ nhau quyết bám biển đánh bắt.

Ấy nhưng, những con “quái thú” cậy thế to, đông luôn cố tình đè ép ngư dân Việt Nam. Khôn khéo và bản lĩnh, những ngư dân lão luyện tìm cách né tránh. Dù nhiều tàu bị tàu Trung Quốc đâm nhưng chúng tôi vẫn bám trụ để vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền.

"Trung Quốc không nghĩ Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đến thế"


Hơn một tháng qua, trước những hành động liên tiếp gây hấn, đâm va, chèn ép mà Trung Quốc thực hiện trên biển Đông, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn luôn kiên trì mọi biện pháp hòa bình.

“Có thể nói, đó là sự chiến thắng của Việt Nam trước Trung Quốc, chúng ta đã chiến thắng Trung Quốc về sự kiên trì, điều đó dù không khiến Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng đã dấy lên được hiệu ứng mạnh mẽ trước cộng đồng dư luận quốc tế” - Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật.

Thiếu tướng Lê Mã Lương
Thiếu tướng Lê Mã Lương - Ảnh: ĐS& PL 

Trung Quốc không nghĩ rằng nhân dân Việt Nam lại có một phản ứng mạnh mẽ đến như vậy. Tôi cho rằng đây là một thắng lợi lớn của chúng ta. Lâu lắm rồi mới thấy được lòng dân thể hiện mạnh mẽ đối với tình yêu biển đảo và tình yêu đất nước như thế.

Cho nên, dù Trung Quốc có dùng hết thủ đoạn này đến thủ đoạn kia, kể cả những thủ đoạn bỉ ối nhất là đánh lừa công luận và nói xấu Việt Nam trước dư luận quốc tế thì cũng không ai tin. Bởi lẽ, chẳng ai có thể tin một nước lớn lại bị nước nhỏ chèn ép, tấn công, chuyện đó là không thể có. Trung Quốc càng tuyên truyền, càng nói không đúng sự thật thì hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế càng bị xấu đi.

Kiểm ngư Việt Nam kiên cường thực thi nhiệm vụ

Dù thời tiết tại Biển Đông không thuận lợi, cộng thêm hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc, song lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ ở cự li cách giàn khoan 9-11 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cận cảnh tàu và giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+
Cận cảnh tàu và giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+ 

Ngày 14/6, khu vực giàn khoan nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam cấp 5, biển động khá mạnh, trời nhiều mây, có mưa dông, tầm nhìn xa hạn chế. Mặc dù vậy, các tàu cá của ngư dân tiếp tục bám trụ tại ngư trường phía Tây Nam giàn khoan, cách khu vực giàn khoan 28-30 hải lý, tổ chức đánh bắt hải sản.

Các tàu Kiểm ngư thường xuyên có mặt ở khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động để hỗ trợ, bảo vệ tàu cá và ngư dân trước sự cản trở và ngăn cản của tàu Hải cảnh và các tàu cá của Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc trong ngày duy trì với khoảng 104-107 tàu, trong đó có 37-39 tàu Hải cảnh, 29-31 tàu vận tải và tàu kéo, 31 tàu cá và 6 tàu quân sự. Lực lượng Kiểm ngư cho biết đã phát hiện 1 máy bay theo hướng Đông Bắc trên khu vực giàn khoan lúc 6h50 phút đến 7h50 phút sáng 14/6.

“Đừng ham đóng tàu quá lớn”


 Ông Nguyễn Văn Bầu - Ảnh: Lưu Quang Phổ/TNO
Ông Nguyễn Văn Bầu - Ảnh: Lưu Quang Phổ/TNO 
Ông Nguyễn Văn Bầu, nguyên Giám đốc xí nghiệp đánh cá Cát Bà (TP.Hải Phòng) chia sẻ với Thanh niên ông công tác ở Quốc doanh đánh cá Hải Phòng từ năm 1972, đến 1978 thì ra Cát Bà, xây dựng Xí nghiệp đánh cá Cát Bà, khi đó cũng có nhiều tàu vỏ sắt. Tùy theo vụ cá mà có thể đánh bắt ở rất xa, tận vùng hòn Khoai, hòn Chuối của tỉnh Cà Mau, hay Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang. Có lần gặp dông, tàu đứt neo, dạt vào bãi, phải thuê máy hút cát, lôi tàu ra. Tàu sắt mới được như thế, chứ tàu gỗ thì đinh đã long, tàu đã vỡ rồi.

Ông Bầu cho rằng: “Tàu vỏ sắt ổn định, vững chắc, ít biến dạng và kín nước hơn. Trong khi vỏ gỗ thì có thể chỗ dày chỗ mỏng, gỗ non gỗ già, sâu hoặc không sâu, khi hoạt động thì sóng gió, máy, neo sẽ làm giảm liên kết của ván nên phải căn chỉnh. Chưa kể đóng vào mùa khô, gỗ rút, ra biển thì nước vào”.

Theo ông Bầu, tàu nên trọng tải 50 - 100 tấn là vừa phải, hiệu quả và đủ sức. Máy thì phải có công suất 200 CV là ít nhất, 300 - 500 CV là đẹp, có thể hoạt động hàng tháng trên biển, tùy theo nghề. Đừng ham đóng tàu lớn quá, vì trình độ vận hành của ngư dân có hạn và chi phí lớn.

'Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa'


Theo VOV, tiếp tục mổ xẻ luận điệu của Trung Quốc bám vào Công thư 1958 để bịa ra việc Việt Nam bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, GS Ngô Vĩnh Long, Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Mỹ đã bác bỏ cách diễn giải hòng giành lấy chủ quyền về dư luận theo cách Trung Quốc đang làm.

Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy tại đảo Hoàng Sa- con gái ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa - Ảnh: Tấm gương
Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy tại đảo Hoàng Sa- con gái ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa - Ảnh: Tấm gương 

“Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của Việt Nam, bất cứ đâu. Ông Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý theo yêu cầu của ông Chu Ân Lai rằng, lãnh hải có 12 dặm bởi vì quốc tế lúc đó nói lãnh hải chỉ có 3 dặm thôi. Ông Đồng đồng ý vấn đề đó, không có nghĩa là hiến cả Hoàng Sa cho Trung Quốc.”

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Đồng quan điểm, GS Monique Chemillier -Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia Dân chủ thế giới phân tích, công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc nhưng không có sự khẳng định công nhận yêu sách của Trung Quốc với hai quần đảo”.


» Nóng tối 13/6: Tàu Trung Quốc ngạo ngược dàn hàng ngang chặn tàu ngư dân
» Những lần thót tim đụng máy bay Trung Quốc uy hiếp ở Hoàng Sa
» Tàu Trung Quốc có 2 bệ phóng tên lửa lượn lờ quanh giàn khoan trái phép


Diệp Vy
(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn