Nóng chiều 11/6: Trung Quốc hứng ‘gạch đá’ vì hư cấu, xuyên tạc sự thật

Thời sựThứ Tư, 11/06/2014 04:44:00 +07:00

(VTC News) - Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”.

(VTC News) - Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”.

Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần cố tình va chạm với tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại hiện trường, thậm chí đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật khi cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc “hơn 1.400 lần”.



Theo chuyên gia phân tích an ninh Alexander Vuving, hành động của Trung Quốc là “một phần trong chiến lược biến biển Đông thành cái hồ của riêng nước này. Một khi Trung Quốc kiểm soát được biển Đông, nước này có thể thống lĩnh các tuyến hàng hải ở phía Tây Thái Bình Dương”.

Theo tờ US News, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”.

Video tàu Trung Quốc bày mưu lùi vào tàu cá Việt Nam:

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ. Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề.

Việc Trung Quốc ngoan cố xuyên tạc, hư cấu ra những tác phẩm địa chính trị bằng những luận điệu không thể chấp nhận chỉ khiến phần còn lại của thế giới lên tiếng chỉ trích và họ khó chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự.

Vì sao Trung Quốc tức tối vì một trận bóng chuyền?


Cũng theo tờ US News của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang gác lại những khác biệt để tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.

Hải quân Việt Nam và hải quân Philippines giao lưu bóng chuyển tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/6 - Ảnh: Reuters.
Hải quân Việt Nam và hải quân Philippines giao lưu bóng chuyển tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/6 - Ảnh: Reuters. 

Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần nổi giận, nhưng chưa khi nào tức tối vì môn bóng chuyền. Vậy mà, khi các chiến sỹ Việt Nam và Philippines thi đấu giao hữu bóng chuyền trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tuần vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng mạnh.

Cơn giận này của Bắc Kinh tất nhiên không phải vì bóng chuyền, mà vì Việt Nam và Philippines thể hiện sự đoàn kết qua trận đấu giao hữu này để chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Video Trung Quốc trơ trẽn tố cáo Việt Nam lên Liên Hợp Quốc:

“Mọi người có nghĩ rằng, động thái này của Việt Nam và Philippines xét cho cùng chỉ là một trò vụng về?”, phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc căng thẳng tại một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai vừa qua.

Tiếp tục lặp lại luận điệu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển lân cận, phát ngôn viên này còn “yêu cầu Việt Nam và Philippines dừng ngay bất kỳ hành động nào gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”,  và “không làm bất kỳ việc gì để làm phức tạp hay trầm trọng thêm tranh chấp”.


Làm ăn với Trung Quốc, thua thì hai bên cùng thua


Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Mức độ chúng ta vay của Trung Quốc không nhiều.

Video Quốc hội chất vấn mức độ vay Trung Quốc:

Nhắc lại nội dung này trước Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Kết luận của Bộ trưởng là chúng ta hợp tác, làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc. Nếu thua thì hai bên cùng thua. Còn vay mượn của ta với Trung Quốc không lớn nên chưa đến mức độ phụ thuộc gì lớn”.

Việt Nam nhiều lần muốn đối thoại nhưng Trung Quốc gạt đi


Tờ Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 11/6 đưa tin, kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV), lãnh đạo Việt Nam nhiều lần tỏ thiện chí muốn đối thoại với phía Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng, nhưng đều bị Bắc Kinh gạt đi.

Đa Chiều bình luận, việc đóng băng mọi khả năng đối thoại cấp cao với lãnh đạo Việt Nam từ phía Trung Quốc là "tuyệt tình hiếm thấy". Thậm chí Bắc Kinh còn đưa vấn đề (vu cáo trắng trợn Việt Nam) ra Liên Hợp Quốc hôm 9/6 đã khiến thế công - thủ giữa 2 bên trên Biển Đông đang dần thay đổi, người Trung Quốc đang hể hả rằng đó là "hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam vì đã dám khiêu khích Trung Quốc"?!

Hãng Kyodo News ngày 11/6 bình luận, việc Bắc Kinh đóng tất cả các cánh cửa đối thoại cấp cao với Việt nam là thái độ cứng rắn (hống hách) hiếm thấy, vì vậy người ta khó có thể dự đoán căng thẳng vụ giàn khoan 981 bao giờ mới hạ nhiệt.

Kyodo News cho hay, ngày 13/5 một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã qua Trung Quốc trao đổi, giải quyết tình hình căng thẳng nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục từ chối tiếp xúc cấp cao.

Hôm 20/5 khi Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sang Thượng Hải dự hội nghị Các biện pháp xây dựng lòng tin (CICA) có tiếp xúc ngoại giao với Tập Cận Bình, nhưng 2 bên cũng không thực hiện hội đàm để hóa giải căng thẳng trên Biển Đông.


10.000 tỷ đóng tàu vỏ sắt: Làm sao để ngư dân không "hớ"?


Xung quanh vấn đề Chính phủ mở gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng giúp ngư dân Việt Nam vay vốn đóng tàu cá vỏ sắt để thuận tiện cho việc bám biển dài ngày và không bị yếu thế trước sự gây hấn từ phía Trung Quốc, phóng viên báo Đất Việt dẫn lời Chuyên gia hàng hải, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Ngô Khắc Lễ: “Tôi cho rằng người ngư dân tại mỗi địa phương cần thông qua các tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình để ủy quyền cho một công ty luật”.

Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng làm hư hỏng tàu cá vỏ gỗ của ngư dân khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng làm hư hỏng tàu cá vỏ gỗ của ngư dân khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam 

Theo ông Lễ, công ty luật sẽ thay mặt cho ngư dân ký kết những hợp đồng mà trong đó quyền lợi, sự an toàn của thân chủ được bảo vệ tốt nhất. Công ty luật đó phải là công ty có hiểu biết chuyên ngành như nên ở phần trên.

“Tôi đưa ra ví dụ thế này, tổ chức đại diện của ngư dân ủy quyền cho một công ty luật, thì công ty luật đó sẽ đi đàm phán về về bảo hiểm, bảo hành, giá cả...  và có quyền chủ động trong việc lựa chọn đối tác bảo hiểm nào tốt nhất, phù hợp nhất, mang lại quyền lợi cao nhất cho ngư dân. Nó có lợi hơn nhiều so với việc từng ngư dân đi làm đơn lẻ, ông Lễ cho hay.

» Giàn khoan Hải Dương 981 có dấu hiệu di chuyển
» Tàu về từ Hoàng Sa đầy ắp cá lớn
» Nóng sáng 10/6: Trung Quốc đang cố khiêu khích Việt Nam dùng vũ trang

Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn