Những thảo mộc nào có thể chữa được ung thư?

Sức khỏeChủ Nhật, 23/12/2012 10:24:00 +07:00

(VTC News) – Xáo tam phân, nấm lim xanh, cỏ lưỡi rắn trắng… là những thảo mộc chữa được căn bệnh ung thư mà khoa học đã chứng minh.

(VTC News) – Xáo tam phân, nấm lim xanh, cỏ lưỡi rắn trắng… là những thảo mộc chữa được căn bệnh ung thư mà khoa học đã chứng minh.

Nấm lim xanh

Theo một tạp chí y tế xuất bản tại Mỹ, trong nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, bác sĩ Kerry Martain và các cộng sự đã đạt hiệu quả khả quan khi sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước làm thuốc chữa ung thư.

Nấm lim xanhchữa ung thư gan
Nghiên cứu được tiến hành đối chứng bởi hai nhóm bệnh nhân ung thư, trong đó, một nhóm sử dụng chiết xuất nấm lim xanh Tiên Phước và nhóm kia dùng giả dược trong một liệu trình 30 ngày.

Hai nhóm bệnh nhân này mắc nhiều dạng ung thư khác nhau: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng… Kết quả thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nấm lim xanh Tiên Phước giúp kiềm chế đáng kể sự tiến triển của bệnh ung thư.

Theo bác sĩ Kerry Martain, trưởng nhóm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng này mở đường cho một dự án nghiên cứu sâu hơn về các tính năng, dược chất và tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước trong ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Việc các bác sĩ đưa nấm lim xanh vào thử nghiệm điều trị cũng hoàn toàn tình cờ. Bắt đầu từ việc một bệnh nhân gốc Việt Nam đang được điều trị ung thư vú đã sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước để tự chữa bệnh song song với phác đồ điều trị mà bác sĩ Kerry Martain đã chỉ định.

Sự tiến triển bất ngờ của bệnh nhân khiến bác sĩ Kerry Martain chú ý, nhất là khả năng đáp ứng thuốc tốt của bệnh nhân. Sau một thời gian nằm điều trị tại đây, cô gái người Việt đã xuất viện với thời gian rút ngắn hơn rất nhiều lần so với các bệnh nhân trước đây.

Nấm lim xanh có tên gọi là Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Loại nấm đặc hữu chỉ mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh của Việt Nam và Lào.

Trong tự nhiên, nấm lim xanh chỉ phân bố ở khu vực rừng cây tán lớn, rừng nguyên sinh (còn gọi là rừng già). Đây là những khu rừng chưa hoặc rất ít chịu các tác động của con người. Kiểu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh với các loại cây tán lớn ở Việt Nam hiện nay còn rất hiếm.

Nguồn nấm lim xanh mà Tiên Phước sử dụng cho thử nghiệm y học trên đây cũng như cung cấp trên thị trường là nguồn nấm lim xanh do đội ngũ thợ sơn tràng của công ty trực tiếp tìm hái ở khắp các cánh rừng nguyên sinh ở Trường Sơn, Tây Nguyên và khu vực Nam Lào.

Một số thanh niên ở xã Tiên Hiệp, huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo như: Viêm gan B, xơ gan cổ trướng, ung thư gan... vào rừng lấy nấm mọc trên cây thiết lim (lim xanh) bị chết, sắc lấy nước uống chữa hết bệnh, vẫn đang còn là vấn đề “nóng”, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Dược sĩ Nguyễn Như Chính, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trước tình hình hàng trăm người từ các nơi đổ xô về huyện Tiên Phước mua nấm mọc trên cây thiết lim để sắc uống chữa các chứng bệnh hiểm nghèo, nhất là các chứng bệnh về gan, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhanh chóng cử đoàn công tác đến kiểm tra, khuyến cáo mọi người nên thận trọng khi dùng nấm. Vì nếu bất cẩn trúng phải nấm độc ắt hậu họa khó lường. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, rất nhiều người uống nước sắc từ nấm mọc trên cây thiết lim, không một ai bị ngộ độc.

Trong khi, có thông tin phản hồi từ một số người mắc bệnh về gan uống nước sắc từ nấm thiết lim mua lại của anh Nguyễn Đình Hoa, bệnh tình có thuyên giảm rõ rệt.

Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên. 
Do đó, Sở Y tế vận động anh Hoa giúp cho mẫu nấm thiết lim tự nhiên, nguyên mũ, nguyên cây để chuyển cho Viện Dược liệu, nghiên cứu xác định nấm có độc tính hay không, tác dụng sinh học và các thành phần hóa học có tác dụng chính của nấm là gì mà nhiều người uống chữa lành bệnh hiểm nghèo...

Công văn có nội dung rằng: Được sự giúp đỡ của GS, TSKH Trịnh Tam Kiệt, công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội và GS, TS Bae Ki-hwan, công tác tại Khoa Dược, Trường đại học Changnam, Hàn Quốc, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên.

Loài nấm này có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae).

Văn bản nêu ý kiến của GS Trịnh Tam Kiệt cho biết, có thể sử dụng nấm mọc trên gỗ thiết lim theo y học cổ truyền mà không lo độc hại, độc tính của nấm... Vì vậy, Viện Dược liệu trao đổi với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nên khuyến nghị người dân dùng nấm lim xanh theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu, như cuốn: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS, TS Đỗ Tất Lợi và sách về "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" của tập thể tác giả Viện Dược liệu...

Tìm hiểu nghiên cứu của GS, TS Đỗ Tất Lợi, cây đại thụ ngành Đông y dược Việt Nam, thì tài liệu về những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của ông xác định: Cây thiết lim (lim xanh) còn gọi là Xích Diệp mộc, có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) mọc nhiều ở những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Gỗ lim xanh rất độc, song nấm mọc trên thân gỗ nó lại không có độc tính.

Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Viện Dược liệu đều khẳng định: Nấm linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst có tác dụng bồi bổ cường tráng, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ôxy tốt hơn...

 

Trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh, có nấm linh chi, giá trị dược liệu cao

PGS. TS. Nguyễn Thị Chính
 
Nó có công dụng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; các bệnh viêm gan, viêm khí quản mạn tính, huyết áp cao; đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong... Người bị bệnh đau gan mạn tính, hen phế quản, nên nghiền nấm linh chi thành bột khô mỗi lần uống 3 lần, mỗi lần từ 1-2g với nước nóng; hoặc phơi, sấy khô, thái mỏng đun nước uống.


Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Thị Chính, công tác tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) được mệnh danh là "Bà chúa nấm linh chi" cho hay, trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh, có nấm linh chi, giá trị dược liệu cao. Song, nấm lim mọc trong tự nhiên có hoạt tính dược liệu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.

Cỏ lưỡi rắn trắng
Cỏ lưỡi rắn
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê.


Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Bạch hoa xà hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… 
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm.

Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Xáo tam phân

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi UBND tỉnh Khánh Hòa báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về cây Xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera) mà người dân địa phương gọi là “cây thuốc lạ”, “cây thần dược” để chữa bách bệnh trong thời gian qua.

Các thí nghiệm cho thấy, xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy, với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.

Cây chóc máu

Tại một khu vực thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, các nhà khoa học Việt Nam vừa phát hiện một loài cây quý, cây chóc máu hay chóp mào. Đây là cây có tác dụng chữa ung thư.

Cây chóc máu (có vùng gọi là chóp máu hay chóp mào) tên khoa học là Salacia chinensis có giá trị về mặt y học. Đây là loại dây leo cao 1-2 m, cành nhỏ có cạnh, mặt dưới lá màu lục nâu; quả mọng, hình quả lê, chóp quả màu đỏ.

Được xem là loài biệt dược có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chóc máu đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.

Ngoài Vườn quốc gia Bạch Mã, nơi đang bảo tồn nguồn gen chóc máu. Ở núi Kim Phụng, thôn Hải Cát (Hương Thọ, Hương Trà) người dân cũng đã phát hiện loài dược liệu này.

Cây anamu

Giám đốc Trung tâm Dược phẩm Santiago de Cuba, ông Alexander Batista, cho biết các bác sĩ nước này sẽ sử dụng thuốc bào chế từ loài thảo dược có tên địa phương là “anamú” trong điều trị các bệnh nhân ung thư và HIV/AIDS.

Trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng, thuốc bào chế từ loài thảo dược này đã cho kết quả khả quan, đồng thời thông báo trong tương lai thuốc này sẽ được bán ra nước ngoài.

Cây “anamú” có nguồn gốc từ rừng rậm Amazon và được sử dụng rộng rãi tại các nước Nam Mỹ trong điều trị các chứng đầy hơi, chống co thắt, chống viêm và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cây này còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm khớp và cả bệnh mất trí nhớ.

Hỗn hợp hoa mẫu đơn, táo tàu, cam thảo và hoàng cầm

Các nhà khoa học đang có những tiến bộ trong việc điều trị ung thư dựa vào sự kết hợp các loại thảo dược phổ biến trong y học Trung Quốc.

Họ nghiên cứu việc kết hợp 4 loại thảo dược được các thầy lang Trung Quốc sử dụng 1.800 năm trước đây và phát hiện ra chất giúp tăng cường hiệu quả của hóa trị ở những bệnh nhân ung thư đại tràng (ruột kết). Nghiên cứu ban đầu cho thấy sự kết hợp bốn loại thảo dược truyền thống có lợi ích trong điều trị ung thư là hoa mẫu đơn, táo tàu, cam thảo và hoàng cầm.

Hỗn hợp này có tên là Huang Qin Tang, đã có những kết quả ban đầu trong việc giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa trị liệu, bao gồm các triệu chứng nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn. Các thảo mộc này cũng tăng cường điều trị ung thư đại tràng.

Các thử nghiệm trên động vật có khối u cho thấy việc kết hợp thảo mộc với các loại thuốc hóa trị giúp phục hồi các tế bào đường ruột nhanh hơn việc chỉ sử dụng hóa trị.

Các thảo mộc này cũng cải thiện hiệu quả của hóa trị, phục hồi các tế bào đường ruột bị hư hỏng nhanh hơn so với điều trị hóa trị một mình và giúp chuột chịu đựng được liều thuốc cao mà giả sử nếu không có thảo mộc thì rất có thể chúng đã tử vong.


Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn