Những thảm họa do vỡ đập trong 100 năm qua

Thế giớiThứ Tư, 21/03/2012 08:35:00 +07:00

(VTC News) - 100 năm qua cả thế giới đã chứng kiến nhiều vụ vỡ đập thủy điện gây ra thiệt hại nặng nề về người và của cải.

(VTC News) - 100 năm qua cả thế giới đã chứng kiến nhiều vụ vỡ đập thủy điện gây ra thiệt hại nặng nề về người và của cải.

Tin, ảnh, video liên quan vụ "bom" nước nguy cơ nổ tung







1. Đập Gleno, Italia vỡ sau 40 ngày

Gleno là con đập nhiều tầng được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve, Italia. Con đập được xây dựng từ năm 1916 đến năm 1923 với mục tiêu sản xuất điện năng. Tuy nhiên, chỉ sau 40 ngày sau khi nước được chứa đầy phần lòng hồ, thì một phần lớn của đập đã bị vỡ vào ngày 1/12/1923 làm 356 người thiệt mạng.

Năm 1916 đập Gleno đã chính thức được khởi công. Đến năm 1920 những phần tường đập bắt đầu được xây dựng. Tháng 9 năm đó các quan chức địa phương đã đưa ra những cảnh báo về việc đơn vị thi công không sử dụng loại vữa xi măng thích hợp.

Đập Gleno với phần vỡ ở giữa vẫn còn đến ngày nay. 

Năm 1921 do thiếu kinh phí, thiết kế đập Gleno đã thay đổi từ đập bê tông trọng lực chuyển sang đập nhiều tầng. Đến ngày 22/10/1923, con đập đã hoàn thành và bắt đầu tích nước từ những cơn mưa lớn.

Ngày 1/12/1923, khi sự cố xảy ra, những nỗ lực khắc phục đã hoàn toàn thất bại. Một lượng nước khoảng 4.5 triệu m3 đã tràn ra từ độ cao 1.535m xuống vùng thung lũng phía dưới. Thảm họa chỉ ngừng lại khi mực nước chỉ còn 186m. Sự cố làm ít nhất 356 người thiệt mạng.

Theo những điều tra sau đó, nguyên nhân dẫn đến sự cố của đập Gleno phần nhiều là do chủ quan. Việc thiếu kinh phí đã làm các nhà thầu thay đổi thiết kế và thiết kế mới đã không phù hợp với loại móng được thi công từ trước.

Ngoài ra, tay nghề công nhân kém và những sai phạm trong sử dụng vật liệu như dùng lưới chống lựu đạn đã sử dụng trong Thế chiến I làm để gia cố các phần của công trình cũng như sử dụng bê tông kém chất lượng.


2. Người Anh ném bom 3 con đập của Đức Quốc Xã

"Hành động trừng phạt" là tên kế hoạch ném bom 3 con đập của Đức Quốc Xã được thực hiện bởi phi đội 617 của Không quân Hoàng gia Anh vào 2 ngày 16-17/5/1943. Chiến dịch này đã sử dụng những quả bom nảy đặc biệt để có thể tiếp cận với chân đập đem lại sức phá hủy hiệu quả nhất được thiết kế bởi Barnes Wallis.

Trong cuộc tấn công này, 2 con đập Möhne và Edersee đã bị vỡ gây ra lũ lụt tàn phá khu thung lũng bên dưới trong khi đập Sorpe chỉ bị hư hại nhẹ.


Trước khi bước vào thế chiến thứ 2, người Anh đã xác định vùng công nghiệp nặng của Đức là Ruhr Valley, nơi có rất nhiều con đập là mục quan trọng trong chiến lược tấn công.

Ngoài việc sản xuất điện năng và nước sạch phục vụ luyện thép, những con đập này còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp nước uống và nước cho hệ thống kênh trong các thung lũng bên dưới.


Để tấn công những mục tiêu quan trọng này, những phương pháp thực hiện đã được bàn bạc kĩ càng. Cơ hội không thể có nhiều nên khi sử dụng những loại bom cỡ lớn thông thường đòi hỏi sự chính xác cao. Tuy nhiên, với sự canh phòng cẩn mật từ phía quân Đức, chỉ huy lực lượng đánh bom đã không lựa chọn phương án này.

Hình ảnh đập Möhne của Đức sau khi bị tấn công bởi bom nhảy của Không quân Hoàng gia Anh. 

Nhiệm vụ nặng nề này đã được giao cho Barnes Wallis và đội ngũ đồng sự của ông tại hãng sản xuất máy bay Vickers. Wallis là người đã đóng góp trong việc thiết kế 2 loại máy bay ném bom của Vickers là Wellesley và Wellington. Một kế hoạch ném quả bom nặng 10 tấn từ độ cao 12.2 km được đưa ra tuy nhiên những máy bay thời đó không thể đạt được độ cao này với tải trọng 10 tấn nên kế hoạch đã phải thay đổi.

Một quả bom nhỏ hơn cũng có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với điều kiện phải phát nổ nơi chân đập phía lòng hồ. Tuy nhiên, sự canh gác cẩn mật của quân Đức cùng với ngư lôi giăng sẵn bên dưới là thách thức không nhỏ.

Một loại bom mới được ra đời với khả năng xoay lên đến 500 vòng/phút đã được ra đời. Do khi tiếp xúc với mặt nước những vòng xoay vẫn tiếp tục nên quả bom sẽ văng lên trên mặt nước. Qua nhiều lần như vậy đến khi đập vào tường bê tông thì quả bom sẽ rơi song song với tường xuống chân đập mà không phải đối mặt với ngư lôi phòng thủ sau đó phát nổ.

Nhờ sáng kiến của Wallis này mà cuộc tấn công những con đập của Đức đã thành công. Có 2 đập bị thiệt hại nặng nề nhất là Möhne và Edersee còn đập Sorpe chỉ bị hư hại nhẹ.

3. Đập Bản Kiều, Trung Quốc

Đây là con đập được xây dựng trên sông Ru tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sự cố nặng nề vào năm 1975 đã làm con đập này bị vỡ và gây ra thiệt hại nặng nề. Sau đó nó đã được xây dựng lại. Trong mùa lũ năm 1975, đập đã bị vỡ làm cho 175.000 người thiệt mạng và hơn 11 triệu người khác mất nhà cửa.

Sự cố này cũng đã phá hủy 1 nguồn năng lượng khổng lồ đang cung cấp cho Trung Quốc. Với công suất lên đến 18 GW, tương đương 9 nhà máy nhiệt điện hay 20 lò phản ứng hạt nhân, nhà máy thủy điện này được xem là có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu sử dụng vào lúc cao điểm của cả Vương quốc Anh.

Vị trí đập Bản Kiều, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc trên bản đồ. 

Theo cơ quan thủy văn tỉnh Hà Nam, sự cố này đã làm 26.000 người chết trong lũ lụt và 145.000 người khác bị thiệt mạng do dịch bệnh và nạn đói sau đó. Ngoài ra, hơn 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy làm khoảng 11 triệu người trở thành vô gia cư. Những số liệu này đã được giữ bí mật trong nhiều năm và đến năm 2005 vừa rồi mới được công bố rõ ràng.

Sau sự cố này chính quyền Trung Quốc đã tập trung cao độ vào việc sửa chữa những con đập có nguy cơ xảy ra sự cố trên toàn quốc. Trên khắp cả nước Trung Quốc có khoảng 87.000 đập và hồ chứa nước nhân tạo và đa số trong số đó được xây dựng từ những năm 50-70 thế kỉ trước. Đây là 1 thách thức rất lớn trong việc kiểm soát và khắc phục sự cố của chính quyền Trung Quốc.

4. Đập Kelly Barnes, Mỹ

Kelly Barnes là đập đắp bằng đất ở bang Georgia, Mỹ. Ngày 6/11/1977 nó đã bị vỡ sau 1 trận mưa lớn làm 39 người thiệt mạng và thiệt hại về tài sản lên đến 3.8 triệu USD. Con đập đã không bao giờ được xây dựng lại và tại nơi xảy ra sự cố người ta đã xây dựng 1 đài tưởng niệm để thu hút khách du lịch.

Sau 1 trận mưa rất lớn kéo dài trong từ trưa đến đêm 5/11 sáng sớm ngày 6/11/1977, vào lúc 1h30, con đập đã vượt qua giới hạn chịu đựng và ồ ạt tuôn nước về phía hạ lưu. Ít nhất 39 người thiệt mạng, 18 ngôi nhà bị cuốn trôi cùng với nhiều cây cầu ở vùng hạ lưu bị tấn công.

Khu vực thung lũng đập Kelly Barnes sau khi bị sự cố. 

Theo điều tra sau đó, nguyên nhân dẫn đến sự cố là khi xây dựng các kĩ sư đã tính toán sai về độ dốc mái đập. Điều này đã làm thay đổi trọng tâm và khả năng chịu lực của con đập trong điều kiện trời mưa lớn.

Như vậy dù chỉ là một sự cố nhỏ cũng có thể làm cả con đập bị nước cuốn trôi. Theo những bức ảnh được chụp sau đó, khối đất có kích thước 3.7x9.1m bị cuốn trôi lúc ban đầu chính là nguyên nhân dẫn đến sự cố này.


5. Đập hồ Lawn, Mỹ

Đây là đập đất được xây dựng trong công viên quốc gia Rocky Mountain, Mỹ. Nó đã bị sập vào ngày 15/7/1982 với lượng nước tràn ra lên đến 830.000 m3 làm 3 người cắm trại trong khu vực thiệt mạng và thiệt hại kinh tế lên đến 31 triệu USD.

Lawn là hồ tự nhiên với diện tích mặt nước là 66.000 m2 ở độ cao 3.3km so với mực nước biển trên dãy núi Rocky. Năm 1903, nhóm những nông dân trong khu vực đã xây dựng 1 con đập bằng đất để tăng diện tích mặt nước của hồ lên đến 190.000m2 với mục đích cung cấp nước cho tưới tiêu thủy lợi trong vùng.

Hình ảnh đập hồ Lawn 23 năm sau khi sự cố. 

Khi con đập bị vỡ, lượng nước khổng lồ đã chạy xuống thung lũng phía dưới với tốc độ 510m3/s tạo nên rãnh lớn dưới thung lũng làm 3 người đang cắm trại ở đó thiệt mạng. Với tốc độ khủng khiếp này, cả hồ nước đã cạn chỉ trong khoảng 1 phút.

Tin, ảnh, video liên quan vụ "bom" nước nguy cơ nổ tung







Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn